Đồng phục của Đội Vệ binh Thụy Sĩ tròn 100 tuổi

09:15 16/12/2014
Đội Vệ binh Thụy Sĩ, hay còn được gọi phổ biến qua một danh xưng khác là Đội Cận vệ của Giáo hoàng (Papal Guard), chuyên nhiệm bảo vệ Tòa thánh Vatican với trang phục đa sắc thu hút du khách muôn phương suốt cả thế kỷ nay.

Điểm lại lịch sử, vào ngày 22/11/1914 trong buổi điểm danh thường nhật Đại tá Jules Repond, Chỉ huy trưởng Đội Vệ binh Thụy Sĩ thông báo quyết định của Giáo hoàng Benedict XV, chấp thuận trang bị đồng phục mới cho các vệ binh theo phong cách của thời Phục hưng, pha trộn 4 màu phổ biến là xanh, vàng, đỏ và da cam. Phụ kiện đi kèm gồm chiếc mũ chóp trận màu đen gắn tua đỏ, viền cổ áo và găng tay màu trắng, chiếc thắt lưng màu nâu cùng đôi giày đen. Trong các dịp lễ đặc biệt, vệ binh phải mặc thêm bộ giáp trụ nặng 3,6kg, còn với ngày thường thì mũ chóp trận đúc bằng sắt được thay bằng chiếc mũ nồi màu đen. Tuy quyết định của người đứng đầu Giáo hội có hiệu lực tức thì, nhưng phải mất gần nửa năm sau mới may đủ đồng phục trang bị cho toàn thể các thành viên thuộc Đội Vệ binh Thụy Sĩ.

Trong giờ điểm danh thường nhật.

Theo quy định của Tòa thánh Vatican, thì thành viên Đội Vệ binh Thụy Sĩ bắt buộc phải là nam công dân Thụy Sĩ theo đạo Cơ Đốc, trong độ từ 19 đến 30 tuổi, đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có chiều cao tối thiểu là 1,74m, với lý lịch tư pháp cá nhân rõ ràng, không có tiền án tiền sự và vẫn còn độc thân (ngoại trừ các sĩ quan). Biên chế thường trực của Đội Vệ binh Thụy Sĩ là 110 người, trong đó cấp chỉ huy trưởng là một sĩ quan mang hàm đại tá, cấp chỉ huy phó và linh mục tuyên úy mang hàm trung tá. Các cấp chỉ huy kế tiếp hàng sĩ quan gồm một thiếu tá, 2 đại úy và 1 chuẩn úy; hàng hạ sĩ quan gồm 5 thượng sĩ, 10 trung sĩ và 10 hạ sĩ. Số binh sĩ còn lại gồm 78 người không mang cấp hàm cụ thể.

Vệ binh Thụy Sĩ canh gác mọi lối ra vào Vatican.

Ngoài các vệ binh được phong cấp hàm hưởng mức lương tương đương như trong quân đội Italia, mỗi vệ binh bình thường được nhận khoản lương 1.300 euro mỗi tháng chưa trừ thuế, cộng với tiền lương bổ sung tính cho các giờ làm thêm. Riêng chỗ ở nội trú của lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ hoàn toàn miễn phí, tiền điện nước cũng như những chi phí phát sinh khác của Đội Papal Guard được Ngân sách Vatican trang trải.

Được biết, lịch sử các lực lượng vũ trang quốc tế ghi nhận Đội Vệ binh Thụy Sĩ là lực lượng quân sự chuyên nghiệp lâu đời nhất thế giới, với bề dày tồn tại hơn 5 thế kỷ qua.

Q.Phú (theo The Observer)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文