Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”: Vừa làm vừa lo

10:52 08/08/2021

Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội “3 tại chỗ”, "2 địa điểm - 1 cung đường". Thực tế cho thấy phương châm hoạt động này đã không còn phù hợp. Các doanh nghiệp này phải căng mình chịu rất nhiều chi phí, chưa kể những rủi ro về nguy cơ bùng phát ổ dịch tại chỗ.

Nỗi lo “3T” thành ổ dịch

Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm Thành phố đang rất lo lắng khi một số nhà máy ở TP Hồ Chí Minh thực hiện “3 tại chỗ” hay còn gọi là (3T) bị nhiễm COVID-19.

Cả tháng nay, doanh nghiệp của ông cũng thực hiện “3 tại chỗ”, vừa phải lo duy trì hoạt động nhà máy, thực hiện các đơn hàng đã ký kết với đối tác, vừa phải lo thuê người nấu nướng, lo chỗ ăn ở cho hàng trăm công nhân. Theo ông Hiến vấn đề này vô cùng khó khăn với doanh nghiệp và không thể kéo dài lâu do chi phí tăng cao và áp lực tâm lý nặng.

Tổ chức khám sàng lọc và tầm soát COVID -19 theo định kỳ, chi phí tăng cao. 

Ông Phạm Văn Việt, Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh cũng than “vô cùng khó khăn và gian nan”. Do vướng đơn hàng trước đó đã đàm phán xuất khẩu đi EU nên công ty phải cố gắng duy trì hoạt động, thực hiện “3 T”. Công nhân được yêu cầu cùng làm việc, cùng ăn, cùng ở ngay tại các phân xưởng. Những khu vực sinh hoạt chung như nhà vệ sinh, phòng ăn, hành lang… được phun cồn 70 độ 3 lần mỗi ngày. Nguyên liệu, hàng hóa nhập đều được hấp, xịt khuẩn kỹ càng. Công ty cố gắng loại bỏ mọi nguy cơ dịch bệnh. Thế nhưng trong một lần xét nghiệm tầm soát, 19 công nhân nhà máy dương tính với SARS-CoV-2. Nguồn lây được nghi do một người bán nước gửi hàng vào cho công nhân. Thành phố Thủ Đức đã phải bố trí 2 trường trung học để công ty thu dung chữa các F0, F1 và F2. Hiện công ty chỉ giữ lại một phân xưởng nhỏ để sản xuất hết đợt hàng theo hợp đồng, sau đó sẽ đóng cửa.

Ông Việt nhìn nhận, do đợt dịch ở các tỉnh phía Nam quá lớn, khiến lượng người nhiễm COVID -19 trong cộng đồng lên đến hàng chục ngàn người. Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cũng không tránh khỏi, có thể bị lây nhiễm vào bất cứ lúc nào. Biến thể Delta mới của virus khiến tỷ lệ lây nhiễm cao.  Và với môi trường làm việc trong nhà máy, việc chỉ cần xuất hiện một ca F0, lập tức hàng trăm người khác sẽ là F1 hoặc F2. Ngoài ra, với mật độ nhà máy, xí nghiệp ở khu vực phía Nam quá đông, lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng "3 tại chỗ" là vô cùng nan giải. 

Theo ông Việt, do đặc thù của ngành dệt may sử dụng lao động rất đông, từ 300 đến 3.000 lao động trở lên nên đa số đều có phương án thực hiện “3 tại chỗ”. Chỉ có khoảng 10-15% doanh nghiệp trong ngành đủ điều kiện thực hiện, còn lại phải đóng cửa. Doanh nghiệp thu lợi chính từ việc gia công hàng dệt may xuất khẩu, lợi nhuận trong chuỗi thu về chỉ khoảng 8% giá trị sản phẩm. Thế nhưng chi phí để duy trì sản xuất mùa dịch đã vượt nhiều lần 8%, chưa kể nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của công nhân. Số khác gặp phải khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào do nhập từ Trung Quốc, dù đã có doanh nghiệp Việt Nam thay thế nhưng không đa dạng và không nhiều chủng loại, thiếu kho bãi để sản xuất.

Phí chồng phí

Hơn 1 tuần qua, các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam phải đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện 3T, còn lại các doanh nghiệp không đủ điều kiện đã phải ngừng sản xuất, dẫn đến một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách. Với những nhà máy còn hoạt động, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ đạt 30-50%, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Tháng 7 năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt gần 763 triệu đô la Mỹ, giảm 4% so với cùng kỳ.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho hay, trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn như chi phí xét nghiệm hằng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn,  ngủ, làm việc tại nhà máy tăng từ 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30 - 50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì - vật tư - bột - phụ liệu tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh, phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2-3 đến 10 lần. Ngoài ra, nếu không thể giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp có thể chịu các khoản phạt từ 5-10% giá trị của lô hàng.

Trước đó, khi dịch lây lan ra các khu công nghiệp, UBND thành phố chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động sản xuất khi đảm bảo đúng phương châm "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 địa điểm". Tính đến ngày 21/7, có 618 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất theo phương châm "3 tại chỗ", "2 địa điểm - 1 cung đường". Các cơ quan chuyên môn đã thẩm định 479 doanh nghiệp, trong đó 414 doanh nghiệp đủ điều kiện và 56 doanh nghiệp phải dừng hoạt động do không đủ điều kiện. Riêng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao có khoảng 391 doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, chiếm khoảng 60% số doanh nghiệp đã đăng ký 3T.

Trước khó khăn của nhiều doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố – Chu Tiến Dũng cho biết, Hiệp hội đã có 2 văn bản gửi đến UBND Thành phố đề xuất tháo gỡ.

 “Lâu dài thị trường chúng ta sẽ mất thị trường do nước ngoài thay thế. Các doanh nghiệp nếu không tiếp tục duy trì được sản xuất thì có thể sẽ mất thị trường. Trong điều kiện các nước đang tăng tưởng rất nhanh mà chúng ta lại gặp cái lệch pha này. Do đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp chúng ta đoàn kết nhiều hơn, siết chặt tay nhau hơn nữa, tìm mọi cách để kết nối, để sử dụng nguồn sản phẩm đầu vào trong chuỗi cung ứng của nhau để làm sao bảo vệ được thị trường trong nước là rất cần thiết.”- Ông Dũng cho hay.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/8 đã nêu ra rằng những quyết sách ngắn hạn chỉ phù hợp cho từng thời điểm nhất định, vì vậy lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh nên cân nhắc, điều chỉnh linh hoạt. “TP Hồ Chí Minh không thể lấy nguyên một chiếc áo choàng áp dụng cho toàn thành phố và càng không thể áp dụng đồng phục cho tất cả mọi người lúc này…”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ví von.

Gia Cư

Ngày 8/7, Thượng tá Võ Nhật Hồng Phúc, Trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, bước đầu cơ quan điều tra đã làm rõ một số chi tiết liên quan đến nghi can Nguyễn Thị Hồng Bích (SN 1986), ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch xung quanh vụ sát hại người thân bằng xyanua…

Thông tin về vụ án, sáng 8/7, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 2 đối tượng về hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý” và “tàng trữ trái phép chất ma tuý”.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Lào Cai vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án hình sự Sầm Văn Công cùng đồng phạm phạm tội "Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" và "Tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Lào Cai đã chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 4 đối tượng về các tội danh trên.

Đến nay, vẫn còn hơn 400 hộ dân ở các khu vực: Eo Bầu, Hộ Thành Hào, Đàn Xã Tắc và các khu vực khác thuộc phạm vi dự án đã nhận đất tái định cư và tiền bồi thường nhưng vẫn chưa trả mặt bằng cho di tích sau hàng chục năm sống… tạm. Thực trạng này đã ảnh hưởng chung đến công tác chỉnh trang khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Phong trào Hezbollah ngày 7/7 (giờ địa phương) tuyên bố tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào trung tâm giám sát quan trọng của Israel tại Mount Hermon ở Cao nguyên Golan.

Tại một số tỉnh, thành miền Trung, những năm qua có nhiều dự án liên quan đến nhiều lĩnh vực được triển khai rầm rộ trên diện tích khá rộng lớn có vị trí đắc địa. Song, bên cạnh các dự án hoàn thành đúng tiến độ, góp phần tích cực vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, có không ít dự án chây ì, cù cưa kéo dài hàng chục năm trời. Thực tế các dự án “làm hoài không xong” đã phát sinh nhiều hệ lụy đáng lo ngại, không phải chỉ là chuyện lãng phí đất đai, gây ô nhiễm môi trường,… mà nhiều người dân bỗng trở thành nạn nhân nhất là cuộc sống của bà con bị xáo trộn; tình hình ANTT tại địa phương cũng bị ảnh hưởng tiêu cực,… Chính quyền và ngành chức năng thật sự “đau đầu” khi tìm, thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án.

Thời tiết nắng nóng tiếp tục diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc trong ngày hôm nay. Tại khu vực Trung Bộ nền nhiệt duy trì ở mức cao trên 37 độ C, trời oi bức ngột ngạt. 

Hồi 23h30’ ngày 6/7/2024, Tổ công tác 161 của Công an tỉnh Ninh Bình do Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh chủ trì làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, bảo đảm ANTT trên các tuyến đường của phường Đông Thành, TP Ninh Bình phát hiện có một thanh niên đi xe mô tô SH BKS 35B3-066.65 có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành theo dõi, kiểm tra.

Chiều 7/7, Cục Đào tạo, Bộ Công an đã có báo cáo nhanh về Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024. Báo cáo cho thấy, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tại các hội đồng thi trên cả nước, có 2 thí sinh bị đình chỉ do vi phạm quy chế thi; không có cán bộ nào vi phạm quy chế thi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文