10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành BHXH Việt Nam

12:37 27/01/2022

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, năm 2021, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức; cùng sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt khó của mỗi công chức, viên chức, người lao động, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, đạt nhiều kết quả, ghi dấu ấn quan trọng, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp đánh giá cao; nâng cao uy tín, vị thế ngành BHXH Việt Nam, góp phần bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Những thành tựu đó thể hiện qua 10 sự kiện nổi bật sau:

Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

1. Thích ứng nhanh, linh hoạt với tình hình dịch COVID-19, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách

BHXH Việt Nam kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia và an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Năm 2021, ước toàn Ngành đã giải quyết trên 94,3 nghìn hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn cho khoảng 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; chi trả 6,8 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; hơn 755 nghìn người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 127,5 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT nội trú và ngoại trú.

2. Chủ động trong tham mưu, quyết liệt trong thực hiện, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng triển khai thành công các chính sách hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch

BHXH Việt Nam đã chủ động tham mưu, phối hợp với các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN để tháo gỡ khó khăn cho người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ). Đặc biệt là gói hỗ trợ trên 30.000 tỉ đồng từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ - gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay. Kết quả cụ thể:

- Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ: Chỉ sau 7 ngày, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,24 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 851 đơn vị (với trên 161,5 nghìn lao động) tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 1.119 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành phố,…

- Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ: Chỉ sau 5 ngày, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng (giảm từ 1% xuống 0%) vào quỹ BHTN cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,68 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng; đã chi trả chế độ hỗ trợ cho 12,8 triệu lao động với số tiền khoảng 30,32 nghìn tỷ đồng.

3. Số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước

Ước đến hết ngày 31/12/2021, số người tham gia BHXH là hơn 16,5 triệu người, tăng 2,2% so với năm 2020, đạt 33,77% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,34% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT khoảng 88,8 triệu người, tăng 0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. Đáng chú ý, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh, là một trong những điểm sáng của Ngành, được các đại biểu Quốc hội khóa XV ghi nhận, đánh giá cao.

Ngành BHXH đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT xuống tận địa bàn cơ sở.

4. Bước chuyển mình quan trọng trong chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam đã xây dựng Đề án tổng thể về Chuyển đổi số, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025; đã hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của hơn 98 triệu dân, là nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm (là một trong 6 CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử); liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (nhất là CSDL quốc gia về dân cư của Bộ Công an, kết quả đến nay đã thực hiện xác thực thông tin của gần 10,3 triệu công dân với CSDL quốc gia về dân cư). Đặc biệt ứng dụng “VssID - BHXH số”, ước đến hết ngày 31/12/2021 đã có gần 30 triệu người cài đặt, sử dụng để quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách, thực hiện các dịch vụ công; hơn 570 nghìn lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để KCB trên toàn quốc…

5. Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm

 BHXH Việt Nam được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Ngành đã triển khai thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đại dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu khai thác dữ liệu, xác thực thông tin người tham gia, người hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, ngành BHXH Việt Nam đã chủ động thực hiện cung cấp kịp thời các thông tin này để các địa phương sử dụng vào công tác lập danh sách xét nghiệm; danh sách tiêm chủng vaccine; xác định thông tin  phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

6. Đổi mới, sáng tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch COVID-19

Thích ứng linh hoạt với tình hình dịch COVID-19, công tác thanh tra, kiểm tra (TTKT) của ngành BHXH Việt Nam được tập trung đổi mới, kết hợp giữa thanh tra truyền thống với thanh tra điện tử, tăng hiệu quả, chất lượng, giảm nhân lực, thời gian TTKT (giảm khoảng 48%, từ 20 giờ xuống còn 10,5 giờ); đã kết nối với hơn 13.000 cơ sở KCB (gần 100%), đã ghi nhận kết quả giám định giảm trừ khoảng 787,45 tỷ đồng. Đây là cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giải quyết, thanh toán các chế độ, chính sách BHXH, BHYT nếu được giao mà không cần tăng thêm tổ chức, biên chế.

7. Hoàn thành vượt chỉ tiêu Chính phủ giao về chi trả chế độ BHXH, BHTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đã có trên 57% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp nhận qua tài khoản cá nhân ở khu vực đô thị, tăng 9% so với năm 2020 (tăng 28% so với năm 2019 là thời điểm bắt đầu thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP), vượt 7% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được ngành BHXH Việt Nam đẩy mạnh khi triển khai gói hỗ trợ từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, góp phần hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh.

8. Đổi mới nội dung, hình thức truyền thông, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch COVID-19

Công tác truyền thông của Ngành tiếp tục được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh giãn cách xã hội. Bên cạnh hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông mạng xã hội, truyền thông trực tuyến được đẩy mạnh để tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng. Kết quả, trong năm 2021 đã có trên 72.000 hội nghị truyền thông trực tiếp với trên 1,5 triệu lượt người tham dự; hơn 2.600 hội nghị truyền thông trực tuyến được tổ chức, hàng trăm nghìn sản phẩm truyền thông được chia sẻ trên môi trường Internet và mạng xã hội; hơn 31.300 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN được các cơ quan báo chí đăng tải, phát sóng, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT đến người dân.

9. Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc người tham gia, thụ hưởng được đẩy mạnh

Năm 2021, BHXH Việt Nam đã hỗ trợ, tư vấn gần 500.000 lượt (tăng 26%) qua hệ thống Tổng đài; trả lời gần 20.000 câu hỏi trên Cổng Thông tin điện tử, Fanpage của BHXH Việt Nam. Đặc biệt, năm 2021, Ngành BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trong tham gia, thụ hưởng chế độ. Hoạt động của hệ thống chăm sóc khách hàng của Ngành được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao.

10. Tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ASXH

Năm 2021, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, từng bước khẳng định vị thế, hình ảnh của BHXH Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và trách nhiệm của Hiệp hội an sinh xã hội ASEAN (ASSA), Hiệp hội an sinh xã hội Quốc tế (ISSA) và trên 50 nước, tổ chức quốc tế; tiếp tục duy trì, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trực tuyến; tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến ASSA 38 tại điểm cầu Việt Nam; tạo sự đồng thuận và gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với BHXH Việt Nam trong chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT…

Anh Hiếu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文