5 giải pháp của MobiFone được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020

16:47 14/10/2020
Lần đầu tiên đăng ký tham gia chương trình, nhà mạng MobiFone đã xuất sắc được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2020 với những đóng góp và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và chuyển đổi số.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Qua gần 17 năm hình thành và phát triển, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Việc tham gia Chương trình là một quá trình để các doanh nghiệp nói chung cũng như nhà mạng MobiFone nói riêng đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu. Và ngay từ lần đầu tiên đăng ký tham gia, MobiFone đã xuất sắc được công nhận là thương hiệu Quốc gia bởi đáp ứng những tiêu chí khắt khe của Chương trình, cũng như chứng minh được các giá trị cốt lỗi của nhà mạng đó là chất lượng, đổi mới, sáng tạo, năng lực tiên phong, mà cụ thể ở đây, chính là trong quá trình số hoá và chuyển đổi số.

Có thể nói, từ rất sớm, MobiFone đã có những chiến lược rõ rệt để “quyết tâm không đi sau" trong cuộc cách mạng này. Theo đó, MobiFone đã, đang và sẽ tập trung vào 02 mục tiêu chính: phát huy thế mạnh về kết nối viễn thông của mình để xây dựng hệ thống internet tốc độ cao, tạo nền tảng cơ bản cho chuyển đối số và thiết lập các gói giải pháp phần mềm, công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao và đồng bộ. Điều đó thể hiện rõ nhất trong 5 sản phẩm đã được công nhận trong Chương trình năm nay đó là: Giải pháp truyền thông thông minh MobiFone; trung tâm liên lạc 3C MobiFone; phần mềm quản lý kênh phân phối và bán hàng trên nền tảng di động mSale MobiFone; giải pháp truyền thông ứng dụng BigData MobiFone; Hệ thống giải pháp phân phối dịch vụ giá trị gia tăng, sản phẩm số mSocial MobiFone. Các sản phẩm, dịch vụ này đều là các giải pháp nổi bật của nhà mạng, góp phần đưa thương hiệu MobiFone đứng vị trí top 5 doanh nghiệp CNTT – VT năm 2020, cũng như giành các giải thưởng lớn từ trong nước đến Quốc tế.

Từng xuất sắc giành giải vàng Stevie Awards (Giải thưởng Kinh doanh quốc tế International Business Awards 2020), giải pháp Truyền thanh thông minh là hệ thống phát thanh trên nền tảng công nghệ 4.0 kết hợp với công nghệ IoT, ra đời nhằm thay thế và khắc phục những nhược điểm của giải pháp truyền thông FM truyền thống, từ đó mở rộng kết hợp xây dựng Smart Home, Smart City, mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền và người dân trong thời đại mới. Và ngay trong ngày 9/10 vừa qua, 200 cụm loa truyền thanh ứng ứng dụng giải pháp Truyền thanh thông minh ( hay còn gọi là “loa phường kiểu mới” ) của MobiFone đã được Bộ Thông tin và truyền thông bàn giao cho tỉnh Tây Ninh, nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác truyền thông cơ sở.

Gây ấn tượng không kém với ban tổ chức là “ trung tâm liên lạc 3C” hay giải pháp tổng đài 3C (Clound Contact Center) của MobiFone, giải pháp cung cấp cho các doanh nghiệp một công cụ liên lạc, chăm sóc khách hàng mạnh mẽ, đa kênh hợp nhất trên nền tảng điện toán đám mây giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu và tối ưu hóa chi phí tổng đài cho doanh nghiệp. 

Ra mắt từ năm 2017, tính đến nay giải pháp 3C không chỉ được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng mà cả các doanh nghiệp nhỏ cũng tin dùng bởi cách triển khai đơn giản, tiết kiệm rất nhiều so với tổng đài truyền thống… 

Phần mềm quản lý kênh phân phối và bán hàng trên nền tảng di động mSale MobiFone và giải pháp truyền thông ứng dụng BigData MobiFone là hai trong số rất nhiều sản phẩm của MobiFone từng đoạt giải Top 10 Sao Khuê danh giá. 

Trong khi mSale là một công cụ hiệu quả trong việc quản lý công tác phát triển thị trường, giám sát nhân viên bán hàng và chăm sóc điểm bán lẻ thì giải pháp truyền thông ứng dụng BigData đã được sử dụng rộng rãi để quảng cáo cho các sản phẩm từ 20 khách hàng là đối tác của MobiFone và tới 30 triệu thuê bao MobiFone, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn thông qua dịch vụ quảng cáo trên nền thoại cho phép các nhà cung cấp tiếp cận người dùng thông qua cuộc gọi trực tiếp tới khách hàng. Hai hệ thống này đã góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng doanh thu và tốc độ phát triển kinh doanh ấn tượng của MobiFone.

Cuối cùng là sản phẩm mSocial - hệ thống phân phối dịch vụ giá trị gia tăng và sản phẩm số trên mạng MobiFone. Có mặt trên thị trường từ những năm 2013, mSocial là giải pháp xã hội hoá cho phép tất cả các đối tác, đại lý, điểm bán lẻ, cộng tác viên tham gia phân phối sản phẩm, dịch vụ số trên mạng MobiFone và nhận hoa hồng.

 Có thể nói, thông qua mSocial, MobiFone đã giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng hơn trong quá trình số hoá quá trình kinh doanh và phát triển kinh tế.

“Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam 2020”, thêm một dấu son trên bảng thành tích của MobiFone trong năm 2020 đầy khó khăn, cùng với các các giải thưởng uy tín trong nước và Quốc tế, một lần nữa giúp MobiFone khẳng định vị thế tiên phong trong năng lực công nghệ thông tin, giúp nhà mạng có thêm động lực để từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược, đa dạng các sản phẩm dịch vụ, đưa những công nghệ tốt nhất của thế giới đến với khách hàng, đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp, của Quốc gia.

An An

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文