60% doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng

09:50 04/03/2016
Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố, Báo cáo Điều tra thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam 2015 cho thấy, một tỷ lệ khá lớn các DN Nhật Bản cho rằng, Việt Nam vẫn nằm trong số những quốc gia có nhiều hạng mục được cho là có nhiều rủi ro cao khi đầu tư và tỷ lệ này đều tăng ở hầu hết các đánh giá trong các hạng mục.

Cụ thể trong khi trên 63% ý kiến DN cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành chưa minh bạch (tăng 3% so với báo cáo điều tra năm 2014), 61,1% đánh giá thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp (tăng 8,4%), 53,9% doanh nghiệp cho rằng chế độ, thủ tục thuế quan vẫn còn phiền hà (tăng 2,3%) và 48,3% ý kiến cho rằng cơ sở hạ tầng như điện, vận tải, giao thông liên lạc của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện (tăng tới 6,1%).

Bên cạnh đó, các DN Nhật Bản cũng đưa ra những mối lo ngại là những rủi ro trong môi trường  đầu tư kinh doanh, trong đó đặc biệt là các yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của DN như thủ tục hành chính, chính sách thuế, hệ thống pháp luật cũng như khả năng cung ứng nguyên liệu, linh kiện trong nước…

Trên 60% số DN chỉ ra vấn đề rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch khiến Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 về độ rủi ro trong 15 quốc gia.

Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội).

Theo lý giải của ông Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội, vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là việc giải thích luật giữa các bộ ngành, địa phương và cán bộ phụ trách không giống nhau, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí, Việt Nam cần tăng cường thu mua từ các DN trong nước và quá trình này cần được thúc đẩy nhanh hơn, đặc biệt cần có chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia lĩnh vực này.

Một vấn đề khác nữa liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư và sản xuất của các DN Nhật Bản tại Việt Nam chính là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển để đảm bảo cung cấp nguyên liệu phụ tùng cho các DN Nhật Bản. “Việc cung cấp nguyên liệu, linh kiện trong ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam vẫn là vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan ngại từ nhiều năm nay song đến giờ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của DN Nhật Bản.

Trên thực tế, còn nhiều quan ngại, nhưng Báo cáo năm nay cũng thấy nhiều triển vọng tích cực của các DN Nhật Bản khi đặt nhiều kỳ vọng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Báo cáo, kỳ vọng đối với TPP về thuận lợi hóa trong thương mại và thuế quan chiếm tỷ lệ lớn nhất (66%), tiếp đó là kỳ vọng vào tiếp cận thị trường hàng hóa và quy tắc nguồn gốc xuất xứ cũng khá cao.

Bên cạnh đó, một tỷ lệ lớn (64%) các DN Nhật Bản cũng kỳ vọng vào việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan khi Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời vào cuối năm ngoái, phần lớn các DN cũng kỳ vọng vào việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu, chính sách thuế và thống nhất trong việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, các DN cũng đánh giá tích cực về yếu tố chi phí nhân công, tình hình chính trị, xã hội ổn định của Việt Nam cũng như quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Với những đánh giá tích cực này, Báo cáo 2015 cho thấy có tới 60% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam vẫn có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng và gần 59% DN hoạt động có lãi trong năm 2015.

Lưu Hiệp

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文