Agribank - Hành trình 32 năm và khát vọng đổi mới

10:50 26/03/2020
Sự đóng góp của Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Hoạt động của Agribank thực sự gắn với làng bản, xóm thôn và gần gũi với bà con nông dân...


Là ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, trong suốt 32 năm phát triển (26/3/1988- 26/3/2020), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) không ngừng nỗ lực bền bỉ vừa làm tròn nhiệm vụ chính trị của NHTM được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao phó, vừa kinh doanh an toàn, hiệu quả, không ngừng khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, cùng niềm tin, khát vọng đổi mới vươn tầm khu vực và thế giới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng.

Agribank luôn kiên định mục tiêu vì sự nghiệp phát triển "Tam nông"

Thời kỳ đầu mới thành lập, Agribank có tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã… 

Đứng trước khó khăn của những ngày đầu thành lập, Agribank nhận thấy tiềm năng của thị trường tín dụng nông thôn, đã xác định lối đi riêng gắn bó với thị trường nông thôn, với sản xuất nông nghiệp và nông dân, mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh, đổi mới cơ cấu đầu tư vốn, từ quốc doanh là chủ yếu sang tập trung vào các hộ sản xuất cá thể với kim chỉ nam hoạt động “nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”.

Trên hành trình đó, sự đóng góp của Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Hoạt động của Agribank thực sự gắn với làng bản, xóm thôn và gần gũi với bà con nông dân. 

Từ đồng vốn của Agribank, nông nghiệp và nông thôn được khởi sắc nhờ phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu và nông dân – những người bạn đồng hành của Agribank ngày càng trưởng thành, biết tự vượt lên nghèo đói và vươn tới làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Vốn cho vay của Agribank đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ… 

Agribank đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ vốn đắc lực cho hộ nông dân vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, tạo nên những thành tựu nổi bật về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, sau 32 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện, là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đang trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. Agribank có gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, gần 40.000 cán bộ, người lao động. Đến 31/12/2019, tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng; Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. 

Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dư nợ. Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Agribank triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách (cho vay theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay gia súc, gia cầm; cho vay tái canh cà phê; cho vay chính sách phát triển thủy sản; tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”) và 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Agribank đưa vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Agribank không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai trên 68.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; Triển khai an toàn 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 8.200 phiên giao dịch, phục vụ hơn 800 nghìn khách hàng tại trên 400 xã trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng. 

Triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số cho vay chương trình đạt trên 7.400 tỷ đồng với 193.000 hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, Agribank quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

Trải qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nhiều năm liên tiếp, Agribank nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng do các tổ chức quốc tế trao tặng. Đặc biệt, Agribank vinh dự được đón nhận nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam vì có công lao đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Bước sang năm 2020, năm bản lề Agribank triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với triển khai hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Dẫu khó khăn, thách thức còn nhiều phía trước, với bề dày truyền thống 32 năm phát triển, nền tảng vững chắc được bồi đắp từ sự đồng lòng, chung sức của lớp lớp thế hệ cán bộ trên toàn hệ thống, cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank tin tưởng, với Niềm tin và khát vọng Đổi mới, Agribank sẽ tiếp tục giữ vững vị thế NHTM hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Dấu mốc 32 năm phát triển Agribank (26/3/1988- 26/3/2020)

1988: Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

1990: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

1995: Đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

          2003: Được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các chi nhánh của Agribank

          2005: Mở Văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài – Văn phòng đại diện Campuchia

2006: Đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

2007: Được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam

          2008: Được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; Đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn – Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA); Đạt Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

          2009: Vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc; Là ngân hàng đầu tiên lần thứ 2 liên tiếp đạt Giải thưởng Top 10 Sao Vàng đất Việt;  Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống

          2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

          2011: Chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

          2013: Kỷ niệm 25 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

          2017: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cổ phần hóa Agribank

          2018: Kỷ niệm 30 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

          2019: Tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập; xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản; Quán quân các NHTM được vinh danh Top 10 Bảng xếp hạng VNR500.

PV

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文