Agribank - điểm tựa của doanh nghiệp trong khó khăn

15:35 22/07/2021
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 bùng phát trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước, khiến đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kịp thời chung tay cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cộng đồng, Agribank triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tạo điểm tựa vững chắc giúp người dân và doanh nghiệp hạn chế tối đa sự đứt gãy chuỗi sản xuất, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an toàn đời sống cho nhân dân.


Động lực giúp người dân và doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không ít doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động hoặc chờ làm thủ tục giải thể; hàng triệu người lao động mất việc làm hoặc nghỉ việc không lương. Trước thực trạng “đuối sức”, có nguy cơ khó phục hồi của các doanh nghiệp, vấn đề xây dựng chính sách tập trung hỗ trợ người dân, khách hàng, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh được đặt ra một cách cấp bách hơn bao giờ hết.

Vì vậy, ngay từ thời điểm dịch bệnh mới bắt đầu bùng phát trong năm 2020, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, xã hội; trong đó có các quyết sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã kịp thời đáp ứng mong mỏi của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã kịp thời đáp ứng mong mỏi của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Thể hiện trách nhiệm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, thời gian qua hệ thống ngân hàng đã rất chủ động vào cuộc bằng nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Với vai trò “huyết mạch” và trách nhiệm xã hội của ngân hàng trước khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể như: miễn, giảm phí giao dịch; tăng cường các gói tín dụng ưu đãi lãi suất thấp… giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, bao gồm cả vốn tín dụng ngắn, trung và dài hạn; cơ cấu lại các khoản nợ vay để duy trì, nhanh chóng phục hồi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Chỉ tính riêng trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư này, nhiều ngân hàng thương mại bằng các chương trình ưu đãi thiết thực đã triển khai các gói tín dụng với quy mô hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho các đối tượng vay vốn.

Điểm tựa trong khó khăn

Cùng với toàn hệ thống, với vai trò của NHTM hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ chính trị do Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao phó, giữ vững tỷ trọng đầu tư "Tam nông" chiếm 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam; đồng thời triển khai tốt công tác phòng, chống dịch, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế và các dịch vụ tài chính theo nhu cầu khách hàng, hỗ trợ khách hàng cùng vượt qua khó khăn. 

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Agribank đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; miễn, giảm lãi suất, phí; cho vay mới với lãi suất ưu đãi... để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại, miễn giảm lãi, phí cho 12.500 khách hàng với dư nợ 30.109 tỷ đồng, cho vay mới hơn 203.000 tỷ đồng cho trên 50.000 khách hàng. 

Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Agribank đã dành hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch COVID-19, đồng thời triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn từ 2% - 2,5% so với lãi suất cho vay thông thường với quy mô hơn 300.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng lớn, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp FDI, cụ thể như: Tăng gấp đôi hạn mức chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với quy mô 100.000 tỷ đồng, mức lãi suất, phí hỗ trợ tối đa 2,5%/năm; Cho vay ưu đãi đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ mức phí tối đa 2%; Cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD; Cho vay khách hàng lớn quy mô 15.000 tỷ đồng; Cho vay khách hàng tiêu dùng tại các đô thị quy mô 20.000 tỷ đồng. 

Agribank luôn đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế và các dịch vụ tài chính theo nhu cầu khách hàng, hỗ trợ khách hàng cùng vượt qua khó khăn.

Mới đây, Agribank tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn bằng VNĐ tại Agribank nhằm hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể, đối với khoản vay tại thời điểm 15/07/2021, Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên (Không áp dụng đối với các khoản cho vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi). Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. 

Việc chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã được Agribank chủ động thực hiện trong nhiều năm nay thông qua việc hàng năm dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản vay mới. Năm 2020, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN, Agribank đã cắt giảm các chi phí hoạt động, điều chỉnh giảm tiền lương và cắt giảm lợi nhuận 3-4 nghìn tỷ đồng để tập trung nguồn lực tài chính chia sẻ khó khăn, hỗ trợ khách hàng. 

Agribank thể hiện quyết tâm trong điều kiện khó khăn vẫn luôn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân góp phần phục hồi SXKD.

Với việc đồng loạt triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng, doanh nghiệp từ năm 2020 đến nay, Agribank thể hiện quyết tâm trong điều kiện khó khăn vẫn luôn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch.

Trong những tháng cuối năm, để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu hoạt động năm 2021, góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch tại Nghị quyết 01 của Chính phủ gắn với kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo phương châm bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, “chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”, thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021 theo chỉ đạo của NHNN, Agribank tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và diễn biến dịch COVID-19 để  triển khai chủ động, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe của cán bộ người lao động và khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của các đơn vị trong toàn hệ thống; sẵn sàng tập trung tối đa mọi nguồn lực để khắc phục khó khăn, đồng thời luôn sẵn sàng, chủ động nguồn vốn để nhiều đối tượng khách hàng, doanh nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp,… trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh kéo dài vẫn được tiếp cận và vay vốn từ Agribank để phục hồi và sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Bảo Linh

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

Đối với lực lượng Công an xã những người “gần dân, sát dân” nhất trong hệ thống bảo vệ an ninh Tổ quốc, công nghệ đang mở ra một cánh cửa mới của đổi mới tư duy, nâng tầm nghiệp vụ, và hơn hết là cửa của một hành trình phụng sự nhân dân hiệu quả, sâu sát và nhân văn hơn bao giờ hết.

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Jason Pendant Quang Vinh, một cầu thủ Việt kiều Pháp tin rằng mấu chốt của một hành trình xuất ngoại thành công phải đến từ sự thích nghi. Chỉ khi nói được thứ tiếng bản địa, làm quen với văn hoá địa phương… mới có thể giúp cầu thủ tìm được chỗ đứng ở một phương trời xa lạ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Ở Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc cấp 7, giật cấp 8.

Chiều 10/5, Công an TP Hà Nội cho biết, qua điều tra đã xác định Nguyễn Bình An, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội là nguời điều khiển ô tô vào thời điểm xảy ra vụ việc. Kiểm tra nhanh, chưa phát hiện Nguyễn Bình An có nồng độ cồn, chất ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.