Agribank - những chương trình thiết thực vì cộng đồng

08:12 16/08/2016
Với truyền thống sẻ chia cùng cộng đồng, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội với đất nước và cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội.

Với vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu trong nước, không chỉ cố gắng bền bỉ trong hoạt động kinh doanh mà bằng cái tâm của mình, Agribank cũng nhận thức được sâu sắc vai trò của mình trong công tác an sinh xã hội. Số tiền đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội đều tăng mạnh qua các năm.

Tính từ năm 1988 đến cuối năm 2012 tổng số tiền Agribank đã đóng góp vào các quỹ từ thiện xã hội và an sinh xã hội lên tới 1.500 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, năm 2014 gần 300 tỷ đồng, năm 2015 là 386 tỷ đồng.

Agribank đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đóng góp lớn cho Tổ quốc và nhân dân trong các hoạt động từ thiện như: Ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ủng hộ lũ lụt; Tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà văn hóa và xây dựng trường mầm non... và các chương trình ý nghĩa lớn như Ủng hộ huyện đảo Trường Sa; Ủng hộ ngư dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đóng tàu vỏ thép mang Logo Agribank; Chương trình “bò giống với người nghèo biên giới”… Các hoạt động an sinh của Agribank luôn gắn liền với các hoạt động thực tiễn, gắn liền với yêu cầu thiết thực của đời sống xã hội.

Thứ nhất, chương trình an sinh xã hội của Agribank gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo bền vững của Chính phủ. Trước cả khi có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, cá#c hoạt động an sinh xã hội của Agribank đã bám sát với hoạt động xóa đói giảm nghèo, đóng góp tích cực trong nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ hai, hoạt động an sinh đóng góp cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Hoạt động tri ân đến những người có công với đất nước luôn được Agribank đặt làm trọng tâm trong các hoạt động an sinh xã hội của mình. Số tiền ủng hộ cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa qua mỗi năm được tăng dần, cụ thể đến năm 2015 Agribnk đã hỗ trợ quỹ Đền ơn đáp nghĩa xây dựng hơn 1.600 căn nhà nhà tình nghĩa và phụng dưỡng hơn 500 bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Cán bộ, nhân viên Agribank tiếp tục duy trì ủng hộ các quỹ gồm: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ Tình nghĩa ngành ngân hàng, Quỹ Xã hội từ thiện... qua đó, chung tay góp sức cùng cộng đồng đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ ba, trong hoạt động an sinh xã hội của mình Agribank đã luôn ủng hộ, giúp đỡ khắc phục khó khăn cho các vùng bị bão lụt. Thứ tư, hoạt động an sinh với các hoạt động ủng hộ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Một trong những lĩnh vực hoạt động an sinh xã hội được Agribank quan tâm là lĩnh vực giáo dục. Đối với lĩnh vực giáo dục, Ngân hàng Agribank đã tham gia tích cực với những hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học, khuyến học, khuyến tài, góp phần tạo dựng lớp mầm non tương lai của đất nước.

Thứ năm, hoạt động an sinh xã hội trong nội bộ ngân hàng. Không chỉ hoạt động an sinh xã hội bên ngoài xã hội mà ngay trong nội bộ của mình, Agribank cũng phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

Thứ sáu, hoạt động tài trợ cho các hoạt động thể thao. Nhằm xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của Agribank trong nước và quốc tế, Agribank đã tham gia tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn như SEA Games 22, PARA Games 2. Theo các hợp đồng tài trợ này, Agribank đã chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức của SEA Games 22 và PARA Games 2.

Với những đóng góp tích cực vì cộng đồng, năm 2015, Agribank đã vinh dự được trao giải thưởng "Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015". 

Đây là giải thưởng nằm trong khuôn khổ diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức, nhằm tôn vinh các ngân hàng có những thành tựu và đóng góp tiêu biểu cho ngành tài chính - ngân hàng nói riêng và phát triển đất nước nói chung trong năm 2015.

Như Ý

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文