Agribank tiếp tục dành 30.000 tỷ đồng để đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp SMEs

15:46 02/07/2021
Nhằm thực hiện “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng hành cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank tiếp tục dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi Agribank đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp SMEs, trong đó 10.000 tỷ đồng dành cho vay ngắn hạn và 20.000 tỷ đồng dành cho vay trung, dài hạn.

Theo đó, từ ngày 1/7/2021 Doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn giảm tới 4,5%/năm hoặc thấp hơn để bổ sung vốn lưu động phục vụ phương án sản xuất kinh doanh. 

Đối với cho vay trung, dài hạn Doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất tối thiểu 6,5%/năm để thực hiện các dự án đầu tư mới phục vụ sản xuất, kinh doanh; các dự án đầu tư giai đoạn 2; các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, nghề muối, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Như vậy, với mức lãi suất ưu đãi này, Agribank đã hỗ trợ Doanh nghiệp SMEs lên tới 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi tối đa 06 tháng đối với cho vay ngắn hạn và tối đa 12 tháng đối với cho vay trung, dài hạn.

Song song với chương trình tín dụng ưu đãi dành cho Doanh nghiệp SMEs, Agribank cũng đang triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi khác như: 100.000 tỷ đồng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; 15.000 tỷ đồng và 300 triệu USD tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu; 150 triệu USD dành cho khách hàng FDI; 35.000 tỷ đồng dành cho khách hàng lớn và 20.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ; Cho vay mới với lãi suất ưu đãi; Hạ lãi suất cho vay; Miễn phí chuyển tiền trong nước và ủng hộ hơn 130 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

 Như vậy, với vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Agribank luôn dành nguồn vốn ưu đãi lớn hỗ trợ Doanh nghiệp SMEs nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn toàn xã hội đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay. Ngoài các chương trình tín dụng ưu đãi, Agribank còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng như: Tiền gửi, đầu tư, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ ngân hàng số,…

Chương trình Agribank đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp SMEs kéo dài đến hết ngày 30/6/2022 hoặc đến khi hết quy mô của Chương trình và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Quỳnh Nguyễn-TSC

Ngày 29/5, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tổ chức Hội nghị “điểm” Sơ kết công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

Nằm trong chương trình phối hợp công tác tuyên truyền giữa Công an tỉnh Yên Bái và Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an, ngày 29/5, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng CAND vừa có chuyến nghiên cứu thực tế tại Yên Bái. Đoàn do Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND làm trưởng đoàn.

Với chủ đề “Đón kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) sẽ chính thức khai mạc vào tối 31/5 tới, quy tụ 10 đội pháo hoa đến từ 3 châu lục. Đây là mùa lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một trong những sự kiện văn hóa – du lịch tầm cỡ hàng đầu châu Á.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức đánh giá, Luật Căn cước vô cùng tiến bộ khi đưa ra 1 chế định là cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đồng thời đề nghị Điều 19, Điều 23 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam cần bổ sung đối tượng này, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát cụ thể.

Sau hai ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, chiều 29/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương). Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lộc An 11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Ngày 13/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) và 10 bị cáo liên quan trong vụ án “Chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2”. Trong đơn, bị cáo Trần Tùng và các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.