Agribank tiếp tục khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

08:15 30/12/2016
Năm 2016, hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã duy trì tăng trưởng hợp lý, bám sát và đạt được mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2016 - TOP500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Thành lập ngày 26-3-1988, đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, và nền kinh tế Việt Nam. Agribank có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước, chi nhánh Campuchia; gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương.

Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của Agribank đạt 980.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 720.000 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của Agribank và chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Agribank đang triển khai 7 chính sách tín dụng và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững.

Đáng chú ý, trong năm 2016, Agribank đã để lại nhiều dấu ấn trong việc “mở đường” phát triển nông nghiệp sạch thông qua không giới hạn nguồn vốn, cung cấp gói tín dụng tối thiểu 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn.

Agribank luôn giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Qua đó góp phần đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo tiền đề dẫn đầu dòng tín dụng xanh, góp phần vào thành công quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Agribank đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác quản trị, điều hành và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại.

Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, Agribank là ngân hàng tiên phong trong quá trình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đi đầu trong đầu tư trang bị lắp đặt máy ATM (2.500 ATM, nhiều nhất trong hệ thống TCTD) và hệ thống POS/EDC, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ đến khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Cùng với nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn qua các chương trình hoạt động từ thiện và an sinh xã hội như nhận phụng dưỡng và chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng, xây nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa… Hằng năm, Agribank dành nguồn kinh phí khoảng 400 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo bền vững...

Ghi nhận những kết quả đạt được, năm 2016, Agribank vinh dự được Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận, các tổ chức quốc tế trao tặng các giải thưởng: Ngân hàng đầu tư lớn nhất phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ngân hàng có mạng lưới lớn nhất; Ngân hàng vì cộng đồng; Ngân hàng có “Dịch vụ tài chính vi mô tốt nhất Việt Nam”; 2 giải thưởng Sao Khuê 2016 cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng v.v..

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Agribank xác định tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giữ vững vị thế Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước.

Ngô Trang

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文