Áp dụng “rào cản” để bảo vệ doanh nghiệp bán lẻ
- Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không phù hợp quy chuẩn
- Doanh nghiệp bán lẻ đối mặt với nhiều thách thức
- Hà Nội ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
Thế nhưng, trên thực tế nhiều địa phương mãi lo chuyện thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), đã “quên” sử dụng công cụ này để hạn chế cấp phép cho các nhà bán lẻ ngoại khiến DN ngoại ngày càng lớn mạnh trong khi DN nội ngày càng yếu thế khi phải cùng cạnh tranh trên một “sân chơi” chung.
Trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quy định ENT được đưa ra như một cách hạn chế các nhà đầu tư FDI chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam, bảo vệ DN trong nước.
Theo đó, DN FDI muốn kinh doanh ngành nghề bán lẻ và mở địa điểm bán lẻ (có diện tích trên 500m²) thì ngoài việc đăng ký giấy phép kinh doanh thông thường, phải xin và được cấp thêm giấy phép khác là giấy phép mở địa điểm bán lẻ. Việc cấp phép từ siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) thứ hai trở đi phải được các địa phương đánh giá ENT mới cho phép mở.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công cụ này chưa vận dụng tại nhiều địa phương. Các cơ quan chức năng vẫn vô tư cho các doanh nghiệp FDI mở tiếp điểm bán thứ hai rất nhanh mà không cần điều kiện nào, dẫn đến tình trạng DN FDI đổ mạnh vào Việt Nam, phát triển tràn lan các hệ thống bán lẻ và quyết liệt cạnh tranh trực tiếp với các nhà bán lẻ trong nước. Bằng chứng đó là sự phát triển ồ ạt của các hệ thống Metro, BigC, Lotteria, McDonald's...
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chính sách nội địa và các cam kết quốc tế ảnh hưởng tới ngành bán lẻ Việt Nam đối với 500 DN khảo sát thì có đến hơn 50% DN cho rằng, các chính sách hỗ trợ có sự ưu đãi quá nhiều cho các DN bán lẻ FDI. Nói chung các chính sách có lợi cho DN bán lẻ FDI hơn DN nội địa.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Nhà bán lẻ Việt Nam khẳng định: “Tại nhiều địa phương, các DN bán lẻ FDI không chỉ ưu đãi về mặt bằng mà còn được ưu đãi về thuế khi đầu tư. Trong khi đó, các DN bán lẻ trong nước hoàn toàn không được áp dụng những chính sách ưu đãi này”.
Nhiều DN nội cũng cho rằng, việc thu hút đầu tư FDI ở các địa phương là cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế của địa phương... nhưng việc thu hút đầu tư FDI cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh thu hút bằng mọi giá, dễ dẫn đến ưu đãi “lệch”.