Bảo đảm an toàn, an ninh để phát triển sản xuất

17:47 13/12/2014
Năm 2004, tại một hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc của tỉnh Thái Bình, chúng tôi được biết đến cái tên Công ty Hương Sen. Báo cáo điển hình do ông Đỗ Văn Vẻ, Phó Tổng giám đốc Cty trình bày hôm ấy nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu bởi những chi tiết đã được cấp thẩm quyền của tỉnh khẳng định: Một doanh nghiệp ngoài quốc doanh bền bỉ nhiều năm làm ăn khấm khá, nộp ngân sách tăng đều, tạo được nhiều việc làm, tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở… Thời điểm ấy, đây là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên của cả nước có tổ chức Đảng.
Ông Đỗ Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hương Sen, Đại Biểu Quốc hội khóa XIII.
Tròn mười năm sau tại Thái Bình, chúng tôi gặp lại ông Đỗ Văn Vẻ, hiện là Phó Chủ tịch Tập đoàn Hương Sen, Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Hương Sen giờ đã mang “chiếc áo” mới - tập đoàn, để hợp với chức năng, lĩnh vực hoạt động. Như người xưa từng nói, “Y phục xứng kì đức”, thì Hương Sen hoàn toàn xứng đáng; bởi năm 2013, tập đoàn này đã nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình 645 tỷ đồng (bằng khoảng ½ đóng góp của toàn bộ doanh nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh). “Năm 2014, mặc dù cũng gặp phải không ít khó khăn, nhưng Tập đoàn sẽ phấn đấu nộp ngân sách vượt con số của năm 2013” – Phó Chủ tịch Tập đoàn Đỗ Văn Vẻ khẳng định với chúng tôi, khi ông vừa trở về từ cuộc tiếp xúc cử tri sau kì họp Quốc hội.

Giữa buổi chiều đông khá lạnh, chúng tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp và thanh bình trong căn phòng làm việc của “Ông Nghị” Đỗ Văn Vẻ; dù cách vài mươi bước chân, dây chuyền sản xuất các sản phẩm đồ uống mang thương hiệu Đại Việt đang hối hả hoạt động. Tự tay pha trà mời khách, vị Phó Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Hương Sen mở đầu câu chuyện với sự lịch thiệp và khiêm nhường: “Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, là công lao của cả tập thể từ tổ hợp rồi tới Cty, tập đoàn và vai trò của tổ chức Đảng; bên cạnh đó là ý chí, cái tâm và cái tài của vị Chủ tịch Tập đoàn Trần Văn Sen, nay đã xấp xỉ tuổi 80”.

Làng Mẹo (Hưng Hà, Thái Bình) nhiều năm qua đã nổi tiếng là “làng tỉ phú”, có nghề dệt truyền thống gần ngàn năm, là quê hương của ông Trần Văn Sen và ông Đỗ Văn Vẻ. Đây cũng là nơi họ khởi nghiệp từ một tổ sản xuất nhỏ phát triển thành tập đoàn đa lĩnh vực như hiện nay. Sự đổi thay đó gắn liền với con đường đổi mới và phát triển của đất nước, với ý chí của hai vị lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn hiện nay…

Công an tỉnh Thái Bình hướng dẫn Tổ tự quản Cty Hương Sen bảo vệ an ninh, tuần tra bảo vệ Cty.

Mới 1 tuổi đã mất cha, hơn 10 tuổi lại mất mẹ; cậu bé Đỗ Văn Vẻ và hai người chị gái rau cháo cùng nhau vượt qua chuỗi ngày cơ cực. Cuộc mưu sinh khắc nghiệt đã hun đúc trong cậu bé mồ côi ý chí vượt khó. Từ tuổi thiếu niên, Đỗ Văn Vẻ miệt mài ngày đêm nghiên cứu bên  chiếc máy dệt cũ kỹ, góp phần xây dựng Tổ hợp dệt Tân Phương. Năm 1987, từ tổ hợp được chuyển thành Xí nghiệp tư doanh Hương Sen, Đỗ Văn Vẻ được tín nhiệm bầu làm Phó giám đốc… Cùng với sự phát triển của đất nước và nỗ lực của lãnh đạo, công nhân viên, nhiều năm qua Tập đoàn Hương Sen cùng thương hiệu Đại Việt đã có chỗ đứng vững chắc không chỉ trong nước, mà cả các nước phát triển. Thế nhưng, ít người biết đây là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên có tổ chức Đảng…

Năm 1988, được Giám đốc Trần Văn Sen ủng hộ, Phó Giám đốc Đỗ Văn Vẻ làm công văn đề nghị Huyện ủy Hưng Hà và Tỉnh ủy Thái Bình cho phép thành lập chi bộ Đảng tại Xí nghiệp Hương Sen; khi đó, ngoài ông Vẻ còn có 2 đảng viên nữa là cựu binh đang làm việc tại công ty. Đương nhiên thời điểm ấy, việc này vượt ngoài khả năng của tỉnh. Nhận được báo cáo, Ban Tổ chức Trung ương cử một đoàn cán bộ về Thái Bình nghiên cứu tình hình, gặp gỡ các cơ quan chức năng và trao đổi với Giám đốc Trần Văn Sen, Phó giám đốc Đỗ Văn Vẻ. Tất cả những câu hỏi đều được ông Vẻ trả lời từ thực tiễn của Xí nghiệp Hương Sen… Ông Vẻ phân tích, thuyết phục rồi chân thành đề nghị: “Nếu chưa có tiền lệ, chưa có điều lệ thì bổ sung cho phù hợp và chúng tôi xin tiên phong làm thí điểm”… Không lâu sau, chi bộ Đảng đầu tiên của doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Thái Bình và cũng là của cả nước được ra đời vào năm 1989. Phó giám đốc Đỗ Văn Vẻ được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ. Từ chi bộ với 3 đảng viên, hiện Tập đoàn Hương Sen đã thành Đảng bộ với 4 chi bộ trực thuộc, 60 đảng viên, do ông Đỗ Văn Vẻ làm Bí thư Đảng ủy… Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra cả nước, có hàng nghìn tổ chức Đảng trong xí nghiệp, công ty tư nhân, công ty cổ phần.

Với những kết quả đó, ông Đỗ Văn Vẻ được lựa chọn đi báo cáo điển hình về mô hình tổ chức Đảng ngoài quốc doanh vào năm 2010 tại hội nghị toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức; được Ban Bí thư tặng Bằng khen. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông là đại biểu chính thức đại diện đảng viên khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được đi dự. Trở thành Đại biểu Quốc hội khoá XIII, ông luôn là một gương mặt cá tính, có tiếng nói đầy trách nhiệm ở các kỳ họp Quốc hội.

Nói về kết quả sản xuất kinh doanh, ông Vẻ kể một kỉ niệm: Sau những sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu, chúng tôi choáng váng vì mất đi thị trường truyền thống. Giám đốc và tôi lại khăn gói sang châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan… mày mò học hỏi và tìm thị trường. Đã qua gần 25 năm, tôi vẫn nhớ như in chuyến hàng khăn mặt đầu tiên xuất sang Nhật Bản. Hôm đó là giữa mùa đông năm 1991, cả xí nghiệp như có hội; anh chị em công nhân hồ hởi xếp những kiện khăn mặt lên ba chiếc xe tải (ngày ấy xe container chưa vào được tận xí nghiệp). Khi xe chuyển bánh, mọi người đều rớm nước mắt vẫy tay chào như tiễn một người thân đi xa. Khi đã ổn định mặt hàng dệt, chúng tôi bàn bạc và quyết định sản xuất sản phẩm đồ uống mang thương hiệu Đại Việt. Đây là một bước phát triển quan trọng để Tập đoàn Hương Sen tiếp tục phát triển trong thời đại hội nhập kinh tế.

Một trong những bài học được lãnh đạo Tập đoàn tổng kết là, để góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, phải đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự. Trong 4 chỉ tiêu thi đua của người lao động được bình xét mỗi tháng 1 lần, có 2 chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến công tác tự quản an ninh trật tự là: Vai trò tự quản về nhiệm vụ an ninh trật tự và ý thức xây dựng nếp sống văn hóa. Bình xét hàng tháng được xếp 3 loại 1-2-3 để thưởng và cuối năm tổng kết, cũng là căn cứ để đề bạt nâng lương, số tiền thưởng mỗi năm từ 3 đến 3,5 tỷ đồng. Vì vậy Tập đoàn luôn chú ý giáo dục cán bộ, công nhân nêu cao tính tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy... Với những kết quả đạt được, Tập đoàn Hương Sen nhiều năm liên tục được Bộ Công an tặng Cờ luân lưu đơn vị dẫn đầu phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Thái Bình - khối các cơ quan doanh nghiệp, trường học. Cá nhân Chủ tịch Tập đoàn, nghệ nhân Trần Văn Sen được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kì đổi mới; nhiều tập thể và cá nhân được tặng huân, huy chương, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công an, tỉnh Thái Bình… Đồng chí Bí thư đảng bộ, Phó chủ tịch Tập đoàn Đỗ Văn Vẻ vinh dự được tặng Huân chương Lao động (hạng hai, hạng ba), hai Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Trăn trở về con đường phát triển của Tập đoàn, về công ăn việc làm và đời sống của hàng ngàn con người, ông Đỗ Văn Vẻ khẳng định: “Chúng tôi vẫn luôn tìm tòi hướng đi, mặt hàng và thị trường mới. Phải có khát vọng, đột phá vươn lên làm giàu cho quê hương  đất nước”.

Khang Anh

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文