Cải thiện môi trường kinh doanh - “cải cách vẫn chưa tới đích”

06:36 16/12/2017
Văn phòng Chính phủ mới đây đã ra thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu Báo cáo một số giải pháp chính sách cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch & Đầu tư để xử lý khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 117 (2017) của Chính phủ về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. 


Báo cáo đã đưa ra một số đề xuất chung và cụ thể về các chi phí mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu khi gia nhập thị trường.

Báo cáo trên (do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM thực hiện) nhận định “cải cách vẫn chưa tới đích”. Môi trường kinh doanh đã cải thiện theo chiều hướng tích cực cho doanh nghiệp, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn và cộng đồng doanh nghiệp vẫn phải chịu đựng gánh nặng chi phí có nguồn gốc từ thực thi các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước, như tỷ lệ đóng bảo hiểm xã  hội cao, tiền lương tối thiểu tăng nhanh, các loại thuế suất còn cao...

Đặc biệt, chi phí không chính thức rất lớn, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh. CIEM cho biết: Từ thực tế cho thấy, chi phí không chính thức có thể phát sinh ở mọi công đoạn kinh doanh và trong tất cả quá trình thực thi pháp luật, nhưng rất khó xác định, khó tiên liệu và không thể định lượng. Hệ lụy của tình trạng phải “chi” ngoài không chỉ là mất chi phí bằng tiền, mà nguy hại hơn là làm mất thời gian, có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhóm nghiên cứu phân ra 3 nhóm bất hợp lý trong quy định làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Thứ nhất, chất lượng hệ thống pháp luật kinh doanh thấp; cách thức xây dựng pháp luật chưa đổi mới; chưa thay đổi mạnh mẽ tư duy theo hướng xây dựng thể chế, pháp luật tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật kinh doanh vẫn còn thấp.

Thứ ba, bộ máy thực thi pháp luật kinh doanh cồng kềnh, chưa sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, chất lượng đội ngũ công chức thấp. Đáng chú ý hơn, nhóm nghiên cứu nhận định: Cán bộ thực thi pháp luật không chỉ yếu về chuyên môn, mà hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp vẫn tồn tại khá phổ biến.

Trong các cuộc thanh tra, doanh nghiệp thường phải đưa tiền cho đoàn thanh tra cho dù có vi phạm pháp luật hay không. Kết quả điều tra PCI năm 2016 cho thấy, trong các trường hợp bị thanh, kiểm tra, 45% doanh nghiệp đã đưa “phong bì”. Trong khi đó, các cơ chế tiếp thu phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp hiện nay không đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ các cấp, nhất là cán bộ trực tiếp nhận giấy tờ.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đi theo hướng không tuân thủ pháp luật và chịu chi tiền cho thanh tra vì họ biết tuân thủ pháp luật vẫn bị thanh tra và mất tiền.

Để cải thiện tình trạng này, báo cáo đưa ra một số giải pháp chung, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh vẫn là ưu tiên hàng đầu, với mục đích cuối cùng là xóa bỏ những bất hợp lý về thể chế nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Nhấn mạnh “chi phí tuân thủ quá cao chứng tỏ hiệu quả quản lý nhà nước thấp”, CIEM cho rằng, cải thiện môi trường kinh doanh không thể chỉ dừng ở “tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi” chung chung nữa, mà cần phải “xóa bỏ những bất hợp lý đang tồn tại”.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, pháp luật kinh doanh, CIEM kiến nghị Chính phủ thành lập một Ủy ban (hoặc Ban, hoặc Tổ) độc lập về cải cách thể chế, pháp luật kinh doanh do Thủ tướng đứng đầu nhằm rà soát pháp luật kinh doanh, sàng lọc, phát hiện những bất hợp lý, đề xuất hướng xử lý nhanh, đưa ra thảo luận và lấy ý kiến tại các cuộc họp của Chính phủ để sửa đổi và áp dụng ngay...

Trong các kiến nghị cụ thể, nhóm nghiên cứu có phản ánh tình trạng chi phí BOT cao và tăng nhanh trong mấy năm gần đây khiến chi phí vận tải đường bộ trong nước hiện nay đã cao hơn chi phí vận tải biển quốc tế từ Việt Nam đi các nước.

Ví dụ, đối với xe container 20 feet, năm 2014, phí qua trạm được phép thu tối đa 100 nghìn đồng/lượt, năm 2015 tăng lên 120 nghìn đồng/lượt và năm 2016 tăng lên 140 nghìn đồng/lượt (tăng 40%). Phí trên quốc lộ 5 cũ đối với xe container 20 feet tăng từ 80.000 đồng/lượt năm lên 140.000 đồng/lượt kể từ ngày 1-4-2016, trước khi được giảm xuống còn 125.000/lượt từ ngày 20-11-2016, tăng 56% so với giai đoạn trước ngày 1-4-2016. Trước tình trạng này, CIEM đề nghị Ban chỉ đạo nhà nước về PPP tăng cường giám sát các dự án BOT giao thông để đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhất, nhất là chi phí xây dựng và chi phí vốn vay.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng bắt buộc đấu thầu xây dựng dự án BOT và chỉ chấp nhận vốn vay tối đa 70% tổng chi phí thực hiện dự án; nguồn vốn chủ sở hữu 30% phải có nguồn gốc rõ ràng.

Bộ Tài chính thực hiện giám sát thu phí bằng cách bắt buộc trạm thu phí lắp đặt hệ thống đếm xe tự động bằng camera và bằng thiết bị cảm biến mặt đường trên các trạm thu phí, truyền số liệu tự động về Bộ Tài chính và công khai trên Internet... Nhà nước sử dụng các quỹ dài hạn như quỹ BHXH để cho vay đầu tư vào dự án BOT với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại, giảm chi phí cho dự án BOT.

Nam Phương

Công an TP Vinh (Nghệ An) vừa phối hợp phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An và Công an các huyện triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ huyện Quế Phong về TP Vinh, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ hơn 6.000 viên ma túy và một số tang vật liên quan khác.

Hồi 21h25’ ngày 24/5 tại Km 10+805 cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (hướng Phú Thọ đi Tuyên Quang) thuộc xã Đội Bình (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô đầu kéo BKS: 24C-041.28 do anh Lý Văn Tr. (SN 1989) điều khiển đâm vào đuôi xe đầu kéo BKS: 22-H000.24 do anh Phạm Viết Tr. (SN 1982) điều khiển đi phía trước cùng chiều.

Liên quan đến những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bố trí đất tái định cư trên địa bàn thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), chiều 24/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 đối tượng

Sáng nay (25/3), Đại tá Võ Duy Tuấn, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã trao thư khen của Giám đốc Công an tỉnh cho chị Bùi Thị Thanh Truyền, giao dịch viên (GDV) Phòng Giao dịch Tuy An thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Phú Yên, về việc chủ động phát hiện và kịp thời phối hợp với cơ quan Công an ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

HLV Mano Polking đã chính thức gia nhập CLB Bóng đá Công an Hà Nội. Tuy nhiên, ông vẫn chưa góp mặt trong trận derby thủ đô vào ngày Chủ nhật.

Những người mua bán ở Phố hàng rong (còn gọi là Chợ đêm hàng Dừa, đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bức xúc về việc nhà đầu tư của Phố đi bộ Ninh Kiều là chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Me Kong (gọi tắt là Công ty Me Kong) đã tăng giá thu cho thuê mặt bằng lên gần 20 lần so với mức hiện hành, khiến đời sống, hoạt động kinh doanh của bà con ở đây vốn đã khó khăn nay thêm gánh nặng.

Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp ôtô với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi thực thi các FTA mà Việt Nam tham gia và cam kết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文