Cần thừa nhận 1,6 triệu hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp

09:34 05/04/2019
Đây là ý kiến đề xuất của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC tại Tọa đàm Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 4-4.

Số liệu thống kê cho thấy hiện cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh. 

Đáng chú ý là theo Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định khu vực doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ bao gồm hơn 700 nghìn DN đóng góp khoảng 8% GDP, trong khi đó khu vực hơn 5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 30% GDP tạo ra khoảng 10 triệu việc làm cho nền kinh tế. 

5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 30% GDP.

“Rõ ràng khu vực hộ kinh doanh đang góp phần lớn trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nếu chính thức hóa, minh bạch hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực này, đây sẽ là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng và tạo sự đột phá trong phát triển của nền kinh tế”, Luật sư Lê Văn Hà, Công ty Luật Pathlaw nêu ý kiến.

Trước thực tế này, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến có đề xuất đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi năm 2019. 

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, điều tra hàng năm của VCCI về PCI có khoảng 17-18% DN đang hoạt động trước đây họ từng là hộ kinh doanh và nay đã chuyển lên thành DN. Do đó, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này, ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là tạo ra một cú hích cho cộng đồng DN nói chung, trong đó bao gồm hộ kinh doanh.

Theo một góc nhìn khác, LS Trương Thanh Đức cho rằng hộ kinh doanh đã thật sự hết lý do, vai trò lịch sử, nên khi những hộ kinh doanh này còn sự tồn tại và phát triển như là DN mà không được thừa nhận là DN chỉ là do sự “khiếm khuyết” của pháp luật. 

Theo phân tích của ông Trương Thanh Đức, dù chung nhau bản chất nhưng quy định pháp luật giữa hộ kinh doanh và DN siêu nhỏ rất khác nhau. Chẳng hạn như hộ kinh doanh không giới hạn số thành viên còn DN siêu nhỏ chỉ tối đa 50 thành viên; hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại 1 địa điểm trong khi DN siêu nhỏ không giới hạn. 

Về lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm được miễn lệ phí; chỉ nộp 300 nghìn đến 1 triệu đồng tùy doanh thu, trong khi đó DN phải nộp 1 - 3 triệu đồng tùy theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư. Hay như thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh chỉ từ 1 - 2 - 5% doanh thu, trong khi DN siêu nhỏ chịu thuế suất 0 - 5 - 10% (có được khấu trừ thuế). 

Ông Đức cho rằng việc duy trì các quy định khác nhau như trên đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh với DN vì một DN có doanh thu chỉ vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách hoá đơn chứng từ kế toán DN, nhưng một hộ kinh doanh bán buôn, doanh thu có thể tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng thì chỉ khoán thuế và chế độ kế toán chứng từ hoá đơn kiểu như muốn vẽ gì thì vẽ. 

Bởi vậy, ông Đức cho rằng cần thừa nhận nhóm 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình DN, để không còn khoảng cách giữa hộ kinh doanh với DN, ít nhất là DN siêu nhỏ. Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, ông Đức cho rằng Chính phủ không cần đặt ra vấn đề phải nâng lên thành DN, vì quy mô nhỏ và vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh.

Nhóm PV

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文