Cần ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm nhân viên bán hàng thiết yếu

08:30 02/07/2021
Dù vẫn đang cố gắng làm việc để đảm bảo chuỗi cung ứng cho thành phố, nhưng với đặc thù công việc thường xuyên di chuyển, tiếp xúc nhiều người, một bộ phận người bán các mặt hàng thiết yếu (như lương thực - thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sản phẩm vệ sinh, sát khuẩn...) luôn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm không thể lường trước.


Duy trì chuỗi cung ứng sản phẩm thiết yếu

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh ước tính có khoảng 40.000 điểm cung ứng các mặt hàng thiết yếu. Những điểm bán này đang là nguồn cung cấp mặt hàng nhu yếu phẩm và đảm bảo đời sống sinh hoạt hàng ngày của 9 triệu dân cư đang sinh sống trên địa bàn thành phố.

Để giữ cho hoạt động được diễn ra bình thường và không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng làm xáo trộn đời sống người dân, hàng nghìn nhân viên bán hàng của các công ty đang hoạt động hết công suất nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cấp. 

Các nhân tại một cửa hàng thực phẩm ở Quận 1 trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm.

Nhu cầu ngày càng cấp thiết hơn khi sau 1 tháng thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 29/6, TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện các giải pháp của Chỉ thị 10 của UBND TP.

Trong đó, có giải pháp mạnh như dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát, yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp …

Tuy nhiên, với đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh, một nhân viên bán hàng phải bán và giao hàng từ 25 đến 30 điểm bán mỗi ngày. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên phải tiếp xúc ít nhất 25 người khác nhau trong một ngày, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây bệnh và gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 - vốn là vấn đề cần được giải quyết triệt để.

Nguy cơ tiềm ẩn cao khi tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp

Mới đây một cửa hàng thực phẩm tại Quận 1 đã phải đóng cửa khi có thông tin một ca nghi nhiễm xuất hiện tại cửa hàng. Các hoạt động mua bán tại cửa hàng ngừng lại ngay lập tức, toàn bộ nhân viên đang có mặt tại cửa hàng phải cách ly tại chỗ và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Họ không chỉ đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh cao, mà còn lo lắng sẽ trở thành nguồn lây bệnh trực tiếp cho người thân và gia đình khi không may nhiễm bệnh. Việc đóng cửa cửa hàng gây sự trì trệ trong chuỗi cung ứng, gây thiếu hụt về nguồn cung cấp hàng hoá tại chính khu vực này.

 

Nhân viên bán hàng của Công ty Unilever phụ trách khu vực TP Thủ Đức thường xuyên di chuyển đến các điểm bán hàng mỗi ngày.

Anh Tuấn Anh - nhân viên bán hàng của Công ty thực phẩm PepsiCo cho biết: “Khi thành phố thực hiện cách ly xã hội, mọi người được khuyến cáo ở nhà để phòng tránh dịch, nhưng công việc của những người làm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm thiết yếu vẫn diễn ra như những ngày bình thường. Thời điểm dịch tại thành phố tăng cao, nhiều khi tôi cũng suy nghĩ, lo lắng về sự an toàn cho bản thân và cho gia đình. Trong khi chưa được tiêm vaccine, vì thế cách phòng bệnh  tốt nhất hiện nay là mang khẩu trang thường xuyên và luôn có sẵn lọ sát khuẩn để rửa tay mỗi khi kết thúc công việc ở một điểm bán hàng. Tôi rất mong muốn được sớm tiêm phòng vaccine”.

TP Hồ Chí Minh hiện đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 trên toàn địa bàn, với các đối tượng ưu tiên là những người đang làm việc tuyến đầu, người làm việc tại các khu công nghiệp và một số lĩnh vực thiết yếu khác như hàng không, ngân hàng hay siêu thị,...

Việc xem xét ưu tiên tiêm chủng cho nhóm đối tượng cung cấp dịch vụ thiết yếu không chỉ giúp hỗ trợ nguồn cung ứng phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân trong giai đoạn áp dụng thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội, mà việc này còn phù hợp với hướng dẫn và tinh thần của Quyết định 1467/ QĐ-BYT ngày 5/3/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt về ưu tiên tiêm chủng cho các nhóm đối tượng cung cấp sản phẩm và dịch vụ thiết yếu theo kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022 .

Như Biển

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文