Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

17:00 16/06/2017
Theo các cuộc khảo sát được Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm như Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã đề ra. Nhiều cuộc kiểm tra có những nội dung trùng lặp gây lãng phí thời gian và làm xấu đi hình ảnh môi trường kinh doanh tại Việt Nam.


Khắc phục hạn chế trong thanh tra, kiểm tra

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cũng cho biết, kết quả khảo sát nhanh của VCCI vào cuối năm 2016 đầu năm 2017 cho thấy có 75% doanh nghiệp đánh giá tác động của 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp được đưa ra trong nghị quyết 35/ NQ-CP là tích cực, chỉ có 25% doanh nghiệp cho biết chưa nhận thấy tác động của các nhóm giải pháp này.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lộc, các doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng vô cùng khó khăn. Nguyên nhân chính vẫn là do môi trường kinh doanh còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết, tháo gỡ. Những kết quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu và còn quá nhỏ so với những bất cập đang còn tồn tại, đã tích tụ từ nhiều năm.

“Các cuộc khảo sát của VCCI cho thấy, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm như Nghị quyết 35/NQ-CP đã đề ra. Việc doanh nghiệp một năm phải tiếp 6-7 đoàn từ thanh tra, rồi tới kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức, trong đó có rất nhiều đoàn thanh tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm: thanh tra quản lý thị trường, y tế, đo lường là một thực tế phổ biến”, ông Lộc nhấn mạnh.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tóan và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 4997/VPCP gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VCCI… về việc chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra kiểm tóan.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ tư pháp, kiểm toán Nhà nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm toán; không để xảy ra sự chồng chéo trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán gây phiền hà khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý II-2017.

Đẩy mạnh cải cách Hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Liên quan đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong quí 1-2017 cho thấy kỳ vọng của các thành viên về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam vẫn tích cực nhưng mức độ lạc quan không bằng như năm 2016.

Theo phản hồi của các doanh nghiệp thành viên EuroCham tham gia khảo sát chỉ số BCI, 67% doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh hiện tại là "rất tốt" và "tốt", giảm khoảng 5% so với quí trước. Trong khi số doanh nghiệp nói "không tốt" và "rất tệ" lần lượt là 9% và 3% (trong khi quí trước lần lượt là 3% và 2%)…

Theo ông Lộc, hệ thống pháp luật về kinh doanh còn khá nhiều bất cập, thủ tục hành chính vẫn còn nặng trong tương quan so sánh với các chuẩn mực tiên tiến của thế giới vẫn là những “nút thắt” gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo Báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản ở mức cao so với các nước trong cùng khu vực như Sing-ga-po hay Ma-lay-xi-a. Đặc biệt là chi phí tiếp cận điện năng,  chi phí nộp thuế. Ngoài ra, còn có những chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục hành chính, nộp phí, thời gian chậm trễ, phụ phí vận tải biển… càng làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp. “Giảm chi phí cho doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp thiết.

Nhưng giảm chi phí không phải là tất cả. Gần đây, khi nói đến Chính phủ kiến tạo, chúng ta hay nói nhiều đến hỗ trợ, đến ưu đãi… nhưng cái cần nhất với doanh nghiệp không phải là hỗ trợ, nhất là hỗ trợ về tài chính, nếu có thì hỗ trợ nên theo hướng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực về quản trị chứ không hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh”, TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Gia Nam

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文