Mối nguy từ khai thác cát tràn lan

Chính quyền cấp phép dễ dãi, doanh nghiệp tận thu (Bài 1)

09:19 08/01/2016
Nếu như trong năm 2015, tổng nhu cầu cát xây dựng của cả nước mới ở mức 92 triệu m³, thì sau 5 năm nữa, con số này sẽ tăng lên thành 130 triệu m³. Nguồn cát cần sử dụng tăng mạnh, cung không đủ cầu sẽ còn khiến hoạt động khai thác cát cả hợp pháp lẫn trái phép sẽ còn tiếp tục là vấn đề nóng.

Theo ông Vũ Văn Hùng, chuyên viên Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng, nguồn cát xây dựng của cả nước tập trung nhiều nhất ở khu vực Nam Trung Bộ với trữ lượng khoảng 450 triệu m³. Tiếp đến là khu vực Đông Bắc và Bắc Trung Bộ với trữ lượng đạt lần lượt là 150 và 100 triệu m³. Khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng ở mức 65 và 20 triệu m³. 

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng cát, sỏi khai thác từ lòng sông liên tục tăng nhanh để phục vụ xây dựng và san lấp công trình. Nếu như trong năm 2015, tổng nhu cầu cát xây dựng của cả nước mới ở mức 92 triệu m³, thì sau 5 năm nữa, con số này sẽ tăng lên thành 130 triệu m³. Nguồn cát cần sử dụng tăng mạnh, cung không đủ cầu sẽ còn khiến hoạt động khai thác cát cả hợp pháp lẫn trái phép sẽ còn tiếp tục là vấn đề nóng.

Thiếu tá Huỳnh Tấn Mười, Phó phòng CSĐT tội phạm về môi trường (PC49) - Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, chỉ với 2 dự án trọng điểm là dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và dự án mở rộng quốc lộ 1A qua địa bàn đã cần đến 14 triệu m³ cát. Đó là chưa tính 90% lượng cát, sỏi cung cấp cho ngành Xây dựng của Đà Nẵng đều được lấy từ sông Vu Gia, Thu Bồn. Trong khi đó, tổng công suất khai thác cát theo giấy phép đã cấp cho 16 doanh nghiệp (DN) khai thác tại 17 điểm mỏ trên địa bàn Quảng Nam mới chỉ đạt 585 ngàn m³/năm. 

Đặt vòi hút cố định để thường xuyên bòn rút tài nguyên từ lòng sông.  

Nguồn cung bị thiếu hụt trầm trọng, việc DN khai thác vượt công suất hoặc thu mua nguồn cát trôi nổi từ hoạt động khai thác trộm để bảo đảm cung cấp theo hợp đồng đặt hàng là khó tránh khỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng khai thác cát, sỏi trên sông Vu Gia, Thu Bồn hết sức phức tạp, khó kiểm soát. Từ năm 2014 đến nay, mới chỉ qua 2 đợt kiểm tra, truy quét, lực lượng Cảnh sát môi trường Quảng Nam đã phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý 22 trường hợp vi phạm.      

Kết quả rà soát của Cục Đường thủy nội địa cũng thể hiện, trong số 50 dự án xã hội hóa được cấp phép nạo vét, khơi thông luồng, tuyến thủy nội địa kết hợp với tận thu sản phẩm là cát, sỏi từ lòng sông trên cả nước, mới chỉ có 15 dự án đủ thủ tục triển khai thi công. 

Còn kết luận sau đợt thanh, kiểm tra trên diện rộng của Thanh tra Bộ TN – MT về hoạt động khai thác cát tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gần đây, ở khu vực này có đến 47 giấy phép thăm dò và 118 giấy phép khai thác cát được các địa phương cấp ra. 

Nhưng qua kiểm tra đã lòi ra nhiều tồn tại, thậm chí là buông lỏng quản lý, buông lỏng giám sát của các địa phương trong quá trình thẩm định, cấp phép và sau cấp phép như: tiến độ khoanh định, phê duyệt khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác cát chậm. 

Nhiều địa phương chưa thành lập hội đồng thẩm định đề án thăm dò và xem xét tính hiệu quả của dự án làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác. Việc thẩm định các hồ sơ xin cấp phép, gia hạn, chuyển nhượng giấy phép thăm dò, khai thác cát sông thực hiện chưa chặt chẽ. Điều này càng tạo điều kiện cho hoạt động khai thác cát trở lên bát nháo, không tuân thủ pháp luật, các đơn vị được cấp phép càng có cơ hội bòn rút tài nguyên. 

Với các DN đang tham gia khai thác cát, sỏi ở khu vực này, Thanh tra Bộ TN-MT cũng đã chỉ ra một loạt sai phạm, gồm không lập bản đồ hiện trạng khai thác; không thực hiện quan trắc môi trường; không đăng ký chủ nguồn thải nguy hại; không ký quỹ phục hồi môi trường… Thậm chí có những DN còn chẳng thèm thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng theo quy định, vừa mới cầm giấy phép trong tay đã nhảy bổ vào khai thác để thu lợi.       

Chỉ toan tính chuyện làm sao để thu lợi cao nhất, nên nhiều DN dù được cấp phép đàng hoàng đã tiến hành khai thác kiểu “sống chết mặc bay” càng khiến người dân địa phương ven sông thêm bức xúc. 

Tại Tiền Giang, Công ty Đức Phú Thịnh được cấp phép khai thác khoáng sản ở mỏ Ngũ Hiệp, trên tuyến sông Tiền. Nhưng chủ mỏ này đã hợp đồng khai thác lại cho một DN nghiệp khác ở tận Long An gây sạt lở đất khiến người dân địa phương phản ứng. Với 2 dự án nạo vét luồng thủy nội địa kết hợp tận thu tài nguyên trên sông Cổ Chiên, hàng trăm người dân huyện Châu Thành, Trà Vinh cũng đã nhiều lần bao vây phương tiện khai thác của DN để phản đối. 

Ở phía Bắc, Trung tá Phạm Chí Thành, Phó phòng PC49 Công an Hưng Yên cũng thông tin, 2 DN được cấp phép khai thác trên sông Hồng, nhưng do DN chưa cắm mốc khu vực khai thác, chưa có kế hoạch khai thác hoặc đăng ký phương tiện khai thác… khiến người dân địa phương bất bình, dẫn đến xô xát giữa 2 bên gây mất ANTT tại địa phương.

Đánh giá về hoạt động khai thác cát, sỏi thời gian qua, Đại tá Dương Ngọc Tiến, Cục phó Cục CSGT cho rằng mới chỉ có 51/57 địa phương trên cả nước thực hiện điều tra cơ bản, xác định rõ những khu vực và các điểm được phép khai thác cát, sỏi. Chỉ có 31% số khu vực đã quy hoạch khai thác cát, sỏi được cấp phép, còn lại là các khu vực khai thác tự do. Trong số 1.009 điểm khai thác cát, sỏi từ lòng sông, số điểm khai thác trái phép cũng chiếm đến 82%.

Trong 552 DN tham gia khai thác cát, sỏi của cả nước cũng có 20% DN không được cấp phép. Đã vậy, hầu hết DN không báo cáo kết quả khai thác khoáng sản theo định kỳ, việc đóng thuế tài nguyên và phí môi trường không đầy đủ; khai thác không đúng vị trí cho phép, khai thác quá độ sâu được phép hoặc khai thác tạo độ sâu không đồng đều gây ảnh hưởng lớn đến dòng chảy, tạo xoáy nước, sát lở. (PV)

Đức Thắng - Thanh Ngọc

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文