Đề xuất dùng 6 nghìn tỷ đồng để đào tạo lại lao động:

Chính sách phải đi vào cuộc sống

06:24 22/03/2021
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất trích 6 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động bị mất việc, có nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đề xuất được đánh giá cao trong bối cảnh doanh nghiệp và người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19...


Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề này, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách cần phải đi vào thực tiễn, tránh việc có cũng như không như gói hỗ trợ trước đây doanh nghiệp không thể tiếp cận do điều kiện quá ngặt nghèo.

Doanh nghiệp thận trọng

Dự kiến có khoảng 1 triệu lao động được hỗ trợ tối đa 6 tháng với mức 1 triệu đồng/tháng nếu chính sách được ban hành. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng phải thỏa mãn không ít các điều kiện như: phải thay đổi công nghệ, đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, có báo cáo quyết toán tài chính của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ, trong đó thể hiện doanh thu bị giảm từ 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019… thì mới có thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Đề cập đến vấn đề này, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho rằng, đại dịch còn tiếp diễn, chưa dự đoán được thời điểm kết thúc, nên chính sách hỗ trợ là cần thiết. Với khoảng 12 nghìn lao động, thời gian qua đơn vị đã phải bỏ chi phí ra đầu tư công nghệ, đào tạo lại công nhân, ngoài ra còn bù lương cho người lao động. Bởi vậy, doanh nghiệp cần hai khoản hỗ trợ gồm kinh phí để chuyển đổi và chi phí bù đắp cho giai đoạn đầu chuyển đổi (khoảng 3 tháng đầu).

Đào tạo lại trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay là rất cần thiết.

“Với 4 tiêu chí của gói hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp sẽ khó chứng minh doanh thu tài chính giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 dù khó khăn là có thật. Nếu chính sách triển khai, cần có hướng dẫn cụ thể cho từng ngành nghề, vì mỗi ngành có đặc thù, chịu mức độ ảnh hưởng khác nhau”, ông Việt cho biết.

Việc đào tạo lại lao động tại Công ty cổ phần May Nam Hà đã được đơn vị này tiến hành từ tháng 4-2020 khi cả nước cách ly xã hội. Điều này là tất yếu khi công ty cần chuyển đổi một số mặt hàng để tạo việc làm cho người lao động.

Theo đó một phần công nhân được chuyển từ sản xuất quần áo bơi sang may khẩu trang. Người lao động được đào tạo tại chỗ để học thêm cách vận hành máy móc. Công ty hỗ trợ kinh phí và cử người kèm cặp, thậm chí trả thêm tiền lương sản phẩm để khuyến khích công nhân học công nghệ mới.

“Yêu cầu doanh thu giảm từ 20% trở lên đối với doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh hiện nay rất dễ đáp ứng. Xong làm hồ sơ có nhận được hỗ trợ hay không thì chưa dám chắc vì trong đó còn một yêu cầu nữa là phải thay đổi công nghệ. Chúng tôi đã thay đổi công nghệ rồi giờ không thể tiếp tục thay đổi nữa. Gói hỗ trợ doanh nghiệp 16 nghìn tỷ năm ngoái, dù gặp không ít khó khăn nhưng vì điều kiện quá khó nên công ty chúng tôi đã không làm hồ sơ để vay gói này”, ông Đoàn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT May Nam Hà cho hay.

Chính sách cần phải đi vào cuộc sống

Theo ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH), chế độ đào tạo, bồi dưỡng để người lao động duy trì việc làm theo quy định trong Luật Việc làm điều kiện thụ hưởng rất chặt. Do đó, việc có nới rộng hơn các điều kiện theo đề xuất này cũng chỉ là nới tạm thời căn cứ trên đề xuất của các hiệp hội như Dệt may, Da giày. Việc nới này nằm trong thẩm quyền của Chính phủ để doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn.

“Quy định về điều kiện phải theo luật, trong phân cấp của Chính phủ chỉ nới các điều kiện về kinh phí, điều kiện khó khăn. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ sản xuất kinh doanh và đào tạo lao động để sử dụng tiếp thì sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo. Hiện vấn đề này vẫn đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, sau đó Cục Việc làm sẽ trình Bộ LĐ-TB&XH để Bộ trình Chính phủ”, ông Tú cho biết.

Trao đổi với PV, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân đánh giá, về mặt chủ trương chính sách này là rất tốt, có ý nghĩa với doanh nghiệp và lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh. Vấn đề là làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được.

Do đó, muốn biết doanh nghiệp cần gì, người lao động cần gì thì lấy ý kiến thực tế từ các doanh nghiệp và người lao động, như thế chính sách mới đi vào cuộc sống. Rút kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ trước đây, khi thực hiện cần liên tục kiểm tra, đánh giá chính sách để điều chỉnh kịp thời nếu có những khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp và người lao động.

“Không chỉ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà người lao động cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ việc làm từ cuộc cách mạng 4.0. Việc đào tạo lại lao động có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Dùng nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động cũng là đúng luật vì luật đã quy định, nguồn quỹ này ngoài việc hỗ trợ thất nghiệp còn dùng để đào tạo lại lao động. Do đó, chúng ta phải tính toán để sử dụng hiệu quả nguồn quỹ này và hỗ trợ được người lao động”, ông Huân cho hay.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội, cho rằng, chính sách hỗ trợ học nghề là rất cần thiết đối với người lao động hiện nay. Tuy nhiên, đào tạo cần phải thực tế, phù hợp với bối cảnh thị trường việc làm mới như ngành nghề nào phù hợp, không phù hợp thì không đào tạo nữa. Xây dựng kịch bản đào tạo, chuyển đổi nghề cụ thể là rất quan trọng.

“Không chỉ lý do dịch bệnh mà việc hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động để đáp ứng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cũng là cần thiết. Do đó, phải làm sao để doanh nghiệp dễ tiếp cận. Những điều kiện như bắt buộc phải là sụt giảm doanh thu từ 20% trở lên mới được hỗ trợ cần phải xem xét cụ thể. Con số này có phần “cảm tính”, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ các chính sách trước để sử dụng nguồn tiền cho phù hợp”, TS Nguyễn Thị Lan Hương cho hay.

Phan Hoạt

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文