Có thể cưỡng chế thu 3.600 tỷ đồng tiền thuế vụ chuyển nhượng Big C

17:10 22/06/2016
Tổng cục Thuế vừa có văn bản gửi các bên liên quan trong thương vụ chuyển nhượng hệ thống siêu thị Big C:Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam, Tập đoàn Casino và Tập đoàn Central yêu cầu phối hợp kê khai, nộp thuế chuyển nhượng vốn hệ thống Big C theo quy định.

Cho đến thời điểm này, đã gần hai tháng kể từ khi Tập đoàn Casino (Pháp) chuyển nhượng BigC Việt Nam cho Tập đoàn Central Group (Thái Lan), song cơ quan thuế cho biết vẫn chưa nhận được hồ sơ kê khai và nộp thuế của thương vụ chuyển nhượng.

Trong khi đó, theo quy định của Việt Nam, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn. Trước đó, trong văn bản gửi Bộ Công Thương, Central Group và Nguyễn Kim Group đã thông báo nhận chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino vào ngày 29-4, với giá trị chuyển nhượng là 1,04 tỉ USD. Ước tính số tiền thuế thu được từ thương vụ chuyển nhượng BigC vào khoảng 3.600 tỉ đồng.

Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi các bên liên quan trong thương vụ chuyển nhượng hệ thống siêu thị Big C, yêu cầu các bên phối hợp kê khai, nộp thuế chuyển nhượng. Trường hợp các bên chậm kê khai và nộp thuế so với thời hạn, cơ quan thuế Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Trao đổi với báo giới trong cuộc gặp mặt mới đây, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, tất cả hoạt động liên quan đến chuyển nhượng vốn trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại, nhãn hiệu và quyền kinh doanh, trong trường hợp như Metro hay tới đây là BigC, sẽ liên quan đến quyền kinh doanh, thì cơ quan thuế vẫn sẽ thu được thuế ngay cả khi doanh nghiệp này lỗ.

“Chúng ta không thể bỏ sót nguồn thu. Doanh nghiệp có thể lỗ hôm nay, nhưng sau đó sẽ tìm cách thu ở lúc khác nên phải nộp thuế theo quy định- đó là trách nhiệm chung”- Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn Nguyễn Văn Phụng cho biết.

Bình luận về vấn đề này, một số chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải xem xét về mặt pháp lý của thương vụ chuyển nhượng này. Ví dụ, Big C đã chuyển đổi pháp nhân hay chủ sở hữu chưa, có thực hiện việc đổi tên không? Thông thường, khi đã chuyển nhượng, họ sẽ đổi tên. Vì thế, doanh nghiệp sẽ buộc phải chuyển đổi nhưng họ chuyển đổi ở mức thấp nhất với chi phí thấp nhất. Để thu được số thuế chuyển nhượng cao nhất từ thương vụ Big C nói riêng và các thương vụ doanh nghiệp FDI chuyển nhượng nói chung, cơ quan thuế cần tiến hành thanh, kiểm tra. 

Do tập đoàn Casino hoạt động ở Việt Nam mở 33 điểm bán ở nhiều tỉnh thành trên cả nước với nhiều pháp nhân ở các địa phương khác nhau, nên việc điều chỉnh phải thực hiện ở các địa phương đó. Theo nhiều thông tin, một số địa phương vẫn chưa nhận được hồ sơ điều chỉnh về chủ đầu tư mới của chuỗi siêu thị Big C. Do đó, pháp nhân và chủ đầu tư của chuỗi siêu thị Big C trên một số địa bàn hiện nay không có gì thay đổi so với những năm trước đây.

Lệ Thúy

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文