Doanh nghiệp mất 14.300 tỷ đồng vì... “rừng” thủ tục

11:35 22/08/2017
“Rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang khiến cộng đồng doanh nghiệp phải chi tới 14.300 tỷ đồng mỗi năm.

Để sản xuất mặt hàng chocolate cần 13 giấy phép, một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải theo 4 văn bản của cùng một bộ…

“Rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang khiến cộng đồng doanh nghiệp phải chi tới 14.300 tỷ đồng mỗi năm. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải rà soát lại toàn bộ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành này, vì năm 2017 đã được chọn là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Mở đầu buổi làm việc với 11 bộ về tình hình cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu sáng 21-8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện nay có khoảng 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng chi phí cho kiểm tra chuyên ngành. Nêu các con số làm dẫn chứng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh “phải quyết tâm cắt bỏ các giấy phép, thủ tục không cần thiết”, vì Thủ tướng đã chọn năm 2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Tổ công tác cũng công bố công khai tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ rà soát các văn bản Thủ tướng giao tại Quyết định 2026 của các bộ. Ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ (2 văn bản), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (mỗi bộ 1 văn bản) đều đã hoàn thành 100%, các bộ khác có tỷ lệ hoàn thành khá thấp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao rà soát 49 văn bản hiện đã hoàn thành 75,5%.

Nhiều lô hàng 3-4 tháng mới thông quan được, trong khi theo quy định chỉ là 15-30 ngày.

Bộ Công Thương có 10 văn bản, đã hoàn thành 90%. Bộ Y tế được giao 9 văn bản, đã hoàn thành 55,6%. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải đều có 2 văn bản, mới hoàn thành rà soát 1. Bộ Xây dựng được giao 4 văn bản, nhưng chưa rà soát văn bản nào.

“Nhưng văn bản phải rà soát, chúng ta còn hơn 5.917 thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết. Do đó, tại buổi kiểm tra này của Tổ công tác của Thủ tướng cũng đặt mục tiêu bước đầu rà soát lại toàn bộ các thủ tục liên quan tới kiểm tra chuyên ngành.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết: Hiện còn rất nhiều thủ tục chồng chéo, trong số các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành, có tới 58% phải thực hiện 2-3 lần bộ thủ tục kiểm tra, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

“Rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang khiến cộng đồng doanh nghiệp phải chi tới 14.300 tỷ đồng mỗi năm. Minh họa: Tạp chí Tài chính

“Một mặt hàng chocolate cần 13 loại giấy phép - 12 nguyên liệu cần 12 loại giấy phép, cuối cùng phải xác nhận công bố thành phẩm. Mặt hàng sữa chua vừa phải kiểm dịch theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Bộ Y tế. Kén tằm, hạt hướng dương cũng phải 2 bộ. Cứ chẻ ra như thế thì không ổn. Mà các bộ không bao giờ đi cùng nhau, đợi ông kia về tôi mới đi. Rất nhiều vấn đề thực tế như thế, chúng ta phải xử lý”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Bộ trưởng cũng nêu ví dụ, một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải thực hiện theo 4 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 3 thông tư và 1 quyết định của Bộ trưởng. Một giống cây trồng cũng phải theo 3 thông tư. “Như vậy có hợp lý không? Tôi nghĩ doanh nghiệp làm lần đầu chắc mò mẫm đến hết đêm cũng không làm được, như vào rừng”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.

Đáng nói ở chỗ, kiểm tra thì rất nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm lại rất thấp, chỉ khoảng 0,1%. “Có mặt hàng 3 Bộ kiểm tra 3 lần, chiếm tỷ lệ 54,4% trên tổng số các mặt hàng phải kiểm tra là cực lớn. Như vậy chúng ta có thể cải cách thủ tục hành chính từ kiểm tra chuyên ngành ở các bộ. Sau hôm nay, chúng ta sẽ đi rà soát từng bộ. Phải lý giải vì sao thủ tục này cần duy trì, chứ không phải chỉ làm chung chung...

Việc kiểm tra có thể đụng đến bộ này, bộ kia, nhưng đây là việc chung của đất nước, phải nhìn khách quan, phải kiểm soát. Cái gì ta không đủ năng lực, không có điều kiện thử nghiệm được thì khẳng định tạm thời bỏ ra để hậu kiểm. Nhiều việc ta còn cài cắm giấy phép như điều kiện cho đăng ký kinh doanh là không hợp lí, không đúng pháp luật” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, người theo dõi thực hiện Nghị quyết 19 cho rằng: Nghị quyết 19 ngoài đặt mục tiêu giảm quản lý chuyên ngành từ 30%-35% tổng số lô hàng nhập khẩu hiện nay xuống 15%-20% còn đề cập đến “cải cách toàn diện các quy định và quản lý chuyên ngành về xuất nhập khẩu. 

Cải cách toàn diện ở đây không chỉ có thay đổi các quy định, mà có cả thay đổi cách thức quản lý, công cụ quản lý, năng lực quản lý, chuyển từ quản lý theo cấp phép tiền kiểm, sang hậu kiểm, phân tích mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, “nhìn chung các báo cáo mà chúng tôi nhận được đến nay thì các bộ ít khi có được đánh giá về thay đổi cách thức quản lý, minh bạch hóa quản lý kiểm tra chuyên ngành...”

Vũ Hân

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文