Dệt may Việt Nam chưa kịp mừng… đã lo (!)

08:52 04/12/2017
Sau những thách thức, khó khăn của dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2017, ngành hàng này đã có những tín hiệu vui… Thế nhưng, ngành này lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt với các nước láng giềng.


Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, tính đến hết quý 3-2017, kim ngạch xuất khẩu (XK) của toàn ngành đạt gần 23 tỷ USD. Dự báo kim ngạch trong quý 4-2017 có thể đạt 8 tỷ USD, nâng kim ngạch XK cả năm lên 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Nếu đạt được con số này, Việt Nam sẽ đứng vào hàng thứ 26 trong số các nước có kim ngạch XK lớn thế giới.

Có được kết quả này là nhờ việc các doanh nghiệp (DN) đã khắc phục được những khó khăn trong những tháng đầu năm; đầu tư cải thiện hệ thống sản xuất, tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường, khiến tình hình XK của ngành được cải thiện đáng kể. Việt Nam hiện có gần 6.000 DN dệt may và hơn 2,5 triệu người lao động trong lĩnh vực này. 

10 năm qua, tốc độ phát triển của ngành này tăng 17%/năm. Tuy nhiên, năm 2016 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong 10 năm qua, dự tính doanh thu chỉ đạt 29 tỷ USD. Dù đứng trong top 5 nước XK về dệt may trên thế giới nhưng Việt Nam hiện phải nhập khẩu khá lớn trong khâu nguyên phụ liệu may mặc, trong đó phụ thuộc lớn nhất vào thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngành Dệt may đã có nhiều nỗ lực vượt khó.

“Nhờ khoảng thời gian đầu năm 2017, ngành Dệt may Việt Nam đã có nhiều cải thiện, cố gắng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả ổn định, hợp lý nên đã nâng số lượng các nhà đầu tư đặt hàng”, đó là đánh giá của Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA). Việt Nam là nhà XK lớn thứ 2 sau Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ. XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong các lĩnh vực dệt may có thể tiếp tục tăng trong tương lai ngay cả khi không có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương).

Nguồn hàng phong phú, đơn đặt hàng nhiều, dồi dào là những tín hiệu cho ngành hàng này của nước ta. Tuy nhiên, ở một thực tế khác, Việt Nam lại đối mặt với những khó khăn nhất là ở khâu đơn giá, vì hiện nhiều khu vực thị trường đang có xu hướng giảm sẽ tác động đến dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thị trường dệt may thế giới được dự báo sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác như Myanmar, Campuchia… làm gia tăng áp lực lên thị phần với Việt Nam tại những khu vực lớn.

Ông Vũ Đức Giang, chuyên gia trong lĩnh vực dệt may Việt Nam cho rằng, yếu tố thiếu tính liên kết giữa các DN trong ngành với nhau đã làm cho tính cạnh tranh của ngành Dệt may gặp nhiều khó khăn. Thế nên, thời gian tới để đảm bảo XK bền vững, ngành cần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi, có lựa chọn, tránh dàn trải. Đồng thời, không nên bỏ qua thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, xây dựng thương hiệu mới và các kênh tiêu thụ.

Nhiều chuyên gia cho biết, hiện các DN trong nước theo lĩnh vực dệt may đa phần là các DN vừa và nhỏ, thiếu về vốn, thiếu đầu tư, tiềm lực kinh tế yếu mà lại thiếu sự liên kết thế nên tính cạnh tranh không cao. Để nắm lấy cơ hội, ngoài đầu tư công nghệ, DN cần tiếp tục tăng tỉ lệ nội địa, hạn chế nhập khẩu, đào tạo bài bản cho các nhà thiết kế... Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, chỉ riêng mặt hàng vải, DN trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và XK, do chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường XK chính của dệt may.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Minh Tiến nhận định, trước những khó khăn, thách thức đối với ngành Dệt may thì ngành cần phải thay đổi phương thức sản xuất sao cho phù hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn mà các quốc gia nhập khẩu yêu cầu. Bên cạnh đó, các DN cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư chiều sâu vào kỹ thuật, công nghệ mới với năng suất cao hơn.

Hiệp hội Dệt may khuyến cáo các DN phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho DN; tăng cường mở rộng thị trường nội địa với đa dạng hóa các mặt hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hoàng Phạm

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文