Viện Nghiên cứu Khoa học & Thiết kế Dầu khí biển:

Đi đầu trong nghiên cứu khoa học dầu khí

16:18 01/08/2017
Với phương châm “Kỷ cương, khoa học, chất lượng và uy tín”, Viện Nghiên cứu Khoa học & Thiết kế Dầu khí biển thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp dầu khí Việt Nam.  

Trước năm 1985, nhiệm vụ chính của Vietsovpetro là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo triển vọng chứa dầu khí để phát hiện các mỏ có trữ lượng công nghiệp. 

Từ những thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ và khoan các giếng thăm dò có dòng dầu công nghiệp, cho thấy triển vọng của công tác phát triển mỏ và sự cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu - thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án liên quan.

Từ lý do đó, ngày 26-10-1985, Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển (Viện NCKH&TK) chính thức được thành lập và được tổ chức thành 2 khối: Khối Nghiên cứu khoa học và Khối Thiết kế.

Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ

Mỏ Bạch Hổ được đưa vào hoạt động từ năm 1986, dầu khai thác từ tầng sản phẩm Mioxen dưới. Tiếp theo, dầu trong đá móng granit của mỏ Bạch Hổ được phát hiện và đưa vào khai thác cuối năm 1988. Giai đoạn này, Viện NCKH&TK thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây dựng mỏ với sự trợ giúp, cố vấn của các viện nghiên cứu khoa học thuộc Liên bang Xôviết.

Trong những năm 1990-1996, Viện NCKH&TK đã được chính thức công nhận là đơn vị thiết kế chính các dự án dầu khí. Các phòng, ban chuyên môn nhanh chóng được bổ sung, đội ngũ chuyên gia được đào tạo chính quy dần hoàn thiện, nhanh chóng triển khai các thành tựu của công nghệ tin học, được trang bị máy tính, các phần mềm chuyên dụng, như: mô phỏng quá trình khai thác, lập mô hình vỉa, mô hình địa chất, xử lý tài liệu địa vật lý giếng khoan… được cập nhật.

Viện đã tự thực hiện hàng loạt các nghiên cứu thiết kế công nghệ có tính chiến lược trong phát triển khai thác các mỏ dầu khí của Vietsovpetro, như: “Sơ đồ công nghệ tổng thể khai thác và xây dựng mỏ” Bạch Hổ và Rồng... Các công trình này được thiết lập và xây dựng 5 năm một lần, làm cơ sở cho Vietsovpetro hoạch định chiến lược trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, xây dựng và phát triển các mỏ dầu khí ở những năm tiếp theo.

Các chức năng nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Khoa học & Thiết kế Dầu khí biển.

Với nguồn nhân lực gần 400 CBCNV, trong đó phía Việt Nam có 20 tiến sĩ chuyên ngành, 59 thạc sĩ và nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, hằng năm, Viện hoàn thành hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học và thiết kế.

Nhiều công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn mà Viện NCKH&TK đóng góp với vai trò chủ đạo, trong đó phải kể đến cụm công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác hiệu quả thân dầu trong đá móng, granitoit đệ tam bể Cửu Long thềm lục địa Việt Nam” - thân dầu đặc biệt hiếm có trên thế giới. Công trình này đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2012.

Tiếp đó là cụm công trình “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam”, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2017.

Trong quá trình phát triển, Viện NCKH&TK đã thực hiện hơn 550 thiết kế địa chất - công nghệ xây dựng các giếng khoan, thiết kế vận hành khai thác 6 mỏ dầu khí với hơn 500 giếng khoan, thiết kế và xây dựng “Thành phố nổi trên thềm lục địa Nam Việt Nam” bao gồm 2 giàn công nghệ trung tâm, 11 giàn cố định, 26 giàn nhẹ, 6 kho nổi chứa xuất dầu không bến, 750km đường ống ngầm, trên 268km cáp ngầm và nghiên cứu phân tích trên 100.000 mẫu đất đá và chất lưu.

Viện NCKH&TK đã công bố 92 báo cáo nghiên cứu tiềm năng dầu khí, 64 báo cáo tính toán, cập nhật trữ lượng, 95 báo cáo cơ sở lựa chọn vị trí các giếng khoan thăm dò, thiết lập 42 kế hoạch phát triển mỏ, trên 50 luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng các công trình biển và mua sắm các phương tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của Vietsovpetro, khảo sát thiết kế xây dựng và giám sát thi công hàng chục trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật trên Biển Đông...

Những thành tựu này không những góp phần quan trọng cho hoạt động sản xuất hiệu quả của Vietsovpetro, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho ngành Dầu khí Việt Nam, khoa học dầu khí thế giới, làm thay đổi các quan điểm trong tìm kiếm, thăm dò và vận hành các mỏ dầu khí ngoài khơi trên thế giới. 

Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của Viện tập trung chủ yếu vào nghiên cứu, đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm duy trì và tăng cường khai thác ổn định các mỏ dầu khí ở Lô 09-1, đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và phát hiện các mỏ dầu mới cho Vietsovpetro.

Hằng năm, Viện thực hiện và hoàn thành hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, các công trình khảo sát, thiết kế, dự toán và tổ chức phân tích hàng nghìn mẫu các loại; trong đó có nhiều công trình quan trọng như: tính trữ lượng dầu và khí hòa tan, thiết kế công nghệ khai thác, xây dựng và đưa vào khai thác hàng loạt các mỏ dầu khí ở các khu vực mới. Viện còn là trung tâm đào tạo nhiều chuyên gia - không những cho các đơn vị của Vietsovpetro mà còn cho nhiều công ty dầu khí khác.


An An

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文