Doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động nắm bắt cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng FDI

09:27 10/06/2019
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) chiếm đến 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 (đạt 244 tỷ USD) và phần lớn các DN FDI liên kết với nhà cung cấp nước ngoài.

Trong khi đó, Việt Nam có đến 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhưng chỉ có 21% số này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài, trong khi tỷ lệ này của Thái Lan là 30%, Malaysia 46%... Đây được xem là nghịch lý, bởi nếu xét về mức độ thu hút vốn FDI, Việt Nam thuộc top đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về quan hệ hợp tác thương mại tự do (FTA) với các nước. Đến cuối năm 2018, Việt Nam đã tham gia 17 FTA song phương lẫn đa phương, quan hệ tự do thương mại với hơn 100 quốc gia. 

Điều này, đã mở ra nhiều cơ hội không chỉ DN trong nước, mà cho cả các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được tiếp cận các thị trường tiềm năng cũng như tận dụng chính sách ưu đãi do các FTA mang lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các DN trong nước khó cạnh tranh trong việc gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại hội thảo “Làm thế nào để trở thành nhà cung cấp cho các DN nước ngoài” vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, hiện nay, khu vực DNNVV của Việt Nam chiếm tới 98% nhưng chỉ có 21% số này liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài, trong khi tỷ lệ này tại Thái Lan là 30%, Malaysia 46%. Đây là nghịch lý bởi nếu xét về mức độ thu hút vốn đầu tư FDI, Việt Nam thuộc top đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dẫn câu chuyện vào trung tuần tháng 5 vừa qua, ITPC đã tiếp đoàn gồm 30 DN Hồng Kông (Trung Quốc) đến khảo sát thị trường, tìm hiểu môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ trong khu vực công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Lãnh đạo ITPC cho biết, hiện có gần 8.500 dự án của các DN từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên địa bàn thành phố với tổng vốn trên 45 tỉ USD. 

Trong đó, Trung Quốc là nhà đầu tư đứng thứ 18 với tổng 272 dự án có vốn 175 triệu USD. Riêng khu vực Hồng Kông, đầu tư 508 dự án cùng số vốn là 2,5 tỉ USD. Ngoài ra, thành phố đang có 210 dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

Do yêu cầu nghiêm ngặt của DN FDI nên phần lớn DN cung ứng công nghiệp hỗ trợ trong nước khó tham gia vào chuỗi cung ứng của DN FDI.

Bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn, cùng với việc nhiều DN lớn đang đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, cơ hội cho các DN trong nước để tham gia chuỗi sản xuất chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng cao. 

Bởi các DN sản xuất FDI cũng rất muốn xây dựng chuỗi cung ứng tại địa phương để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn do phải nhập khẩu sản phẩm phụ trợ, sản phẩm lỗi do quá trình vận chuyển xa hoặc không đảm bảo yếu tố giao hàng đúng thời gian, làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất… nhưng khả năng đáp ứng của DN Việt Nam còn rất hạn chế. 

Chính vì vậy, mặc dù xuất khẩu của DN FDI khá cao, chiếm đến 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 nhưng phần lớn các DN FDI liên kết với nhà cung cấp nước ngoài. Đây là điều nghịch lý và cũng chính là khoảng trống của thị trường mà các DN cung ứng sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong nước cần tập trung khai thác. 

Hiện có rất nhiều DN FDI đang tìm kiếm “nhà” cung ứng sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong nước. Chỉ tính riêng Samsung đã công bố, cần khoảng 500 DN cung ứng từ nay đến năm 2020. 

“Áp dụng công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN nước ngoài, thiếu nguồn lao động kinh nghiệm và chất lượng cao, hạn chế về tài chính. Đó là những điểm yếu của DN nội địa khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Phạm Thiết Hòa nhận định. 

Hiện, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có hơn 1.200 DN cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nhưng năng lực cung ứng của DN cũng rất hạn chế. DN chủ yếu cung ứng cấp 3 và 4 cho DN đầu cuối. 

Trong khi đó, nhiều DN cho rằng, khó khăn của các DNVVN Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đó là các DN FDI khi lựa chọn nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ luôn đưa ra các tiêu chí khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, giao hàng, môi trường, tài chính, công nghệ, trách nhiệm... nên rất ít DN công nghiệp hỗ trợ trong nước đáp ứng được.

Tăng tính liên kết trong chuỗi cung ứng là một trong những giải pháp quan trọng cho bài toán phát triển công nghiệp bền vững, trong đó lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã và đang được Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện. 

Theo Sở Công Thương thành phố, với mục đích tạo thuận lợi nhất cho các DN sản xuất công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ, cũng như tháo gỡ kịp thời khó khăn cho DN, thành phố đã triển khai nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho DN với nhiều hình thức trong thời gian qua, như: Tổ chức kết nối trực tiếp giữa các DN công nghiệp hỗ trợ với các DN FDI, tổ chức nhiều hội thảo, hoạt động triển lãm chuyên ngành... 

Vấn đề còn lại là DN trong nước phải nỗ lực tìm cách tiếp cận và cung ứng nguyên liệu, thiết bị cho DN FDI. Đặc biệt, DN trong nước có quá nhiều điều kiện tốt để gia tăng xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu vì nhà đầu tư ngày càng nhiều, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương. Vì vậy, DN cần chủ động để nắm bắt cơ hội.

Thúy Hà

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文