Doanh nghiệp cần chủ động để tránh bị kiện tại thị trường xuất khẩu

09:21 27/07/2018
Trong quá trình theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá, doanh nghiệp cần nghiên cứu đến những chiến lược mang tính đối sách, đến vấn đề phản ứng, những vấn đề tạo ra yếu tố công bằng về mặt chung trên vụ kiện, giúp duy trì mức thuế ổn hơn trong các kỳ xem xét hành chính.

Ngày 26-7, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) - Bộ Công thương, tổ chức hội thảo “Xu thế điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay - Kinh nghiệm xử lý dành cho các bên liên quan”, nhằm cung cấp thông tin cập nhật các văn bản pháp luật mới về PVTM nhằm giúp doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu Việt Nam nắm bắt thông tin, ứng phó hiệu quả các vụ kiện PVTM.

Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh cho biết hiện hầu hết các quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều cam kết dỡ bỏ hoặc cắt giảm các chính sách bảo hộ trong nước.

Tuy nhiên, theo quy định của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) hay trong các FTA, các quốc gia vẫn được phép sử dụng biện pháp PVTM để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi thương mại không lành mạnh hoặc sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.

Theo Cục PVTM, tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) đến tháng 6-2018, có khoảng 130 vụ việc PVTM được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đứng đầu là Hoa Kỳ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ... Trong các vụ kiện PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhiều nhất là vụ việc về điều tra chống bán phá giá (78 vụ), tự vệ (25 vụ), lẩn tránh thuế chống bán phá giá (17 vụ), chống trợ cấp (12 vụ).

Là ngành “dính” đến hai vụ kiện bán phá giá là mặt hàng cá tra và tôm tại thị trường Hoa Kỳ, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, đợt điều tra chống bán phá giá mà VASEP tham gia (cũng là lần đầu tiên của Việt Nam) tại thị trường Hoa Kỳ.

Năm 1998 cá tra Việt Nam khởi sắc vào tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường Hoa Kỳ đã khiến Hiệp Hội cá nheo ở Mỹ đâm đơn kiện, và cá tra Việt Nam bị điều tra tại thị trường Hoa Kỳ vào năm 2002. Lúc đó, khái niệm, kiến thức về chống bán phá giá của Hiệp hội như... tờ giấy trắng, cơ quan Nhà nước cũng chưa có cơ quan chuyên trách vấn đề này. Vì vậy, VASEP đã quyết định thuê một công ty luật ở Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi cho mình. Vụ kiện năm đó mức thuế sau khi điều tra không đạt như mong muốn, DN Việt Nam gần như bế tắc, gần như không còn đường xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó các DN tiếp tục củng cố các yêu cầu của mình thông qua các chính sách, chế độ để xem xét hành chính trở lại, cứ năm này 1 công ty, năm sau 1 công ty nữa, rồi lại năm sau một công ty nữa... và cứ thế DN theo đuổi các kỳ xem xét hành chính 15 năm, đến tháng 8-2018 này là kỳ xem xét hành chính thứ 15.

Còn vụ thứ hai đối với mặt hàng tôm mà VASEP bị “dính” vào năm 2004. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ vụ kiện chống bán phá giá đối với cá tra, VASEP đã có những biện pháp “đáp trả” tương xứng.

Cụ thể VASEP phối hợp các bên liên quan trong đó có cả các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ để đấu tranh quyết liệt, đồng thời liên tục áp dụng việc kiện lên WTO một số vấn đề để tạo ra mặt trận hết sức công bằng, khiến cho kết quả các kỳ xem xét hành chính được thuận lợi.

“Đó cũng là lý do vì sao đến nay, sau 14 năm mặt hàng tôm Việt Nam mức thuế liên tục bị áp nhưng vẫn “sống” được, cạnh tranh được tại Hoa Kỳ”, ông Hòe khẳng định.

Qua hai vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, ông Hòe chia sẻ kinh nghiệm đối với DN: “Đối với việc chống bán phá giá, DN cố gắng đừng để bị kiện, nếu DN vẫn xuất khẩu vào thị trường đó. Bởi vì, khi DN đã bị kiện, nếu không làm tốt giai đoạn điều tra thì DN sẽ theo vụ kiện đó suốt thời gian gian dài, có thể vài chục năm chứ không thể nói 1 kỳ hay 2 kỳ. Nếu bị kiện, DN cố gắng để vượt qua ngay giai đoạn điều tra, chứ để đến khi đã có lệnh áp thuế rồi thì gần như là rất khó “gỡ”.

Một kinh nghiệm nữa, đó là trong quá trình theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá, DN cần nghiên cứu đến những chiến lược mang tính đối sách, đến vấn đề phản ứng, những vấn đề tạo ra yếu tố công bằng về mặt chung trên vụ kiện, giúp duy trì mức thuế ổn hơn trong các kỳ xem xét hành chính.

Bà Trần Thị Lan Hương, Phòng xử lý PVTM nước ngoài - Cục PVTM cũng khuyến nghị: “DN chủ động phòng tránh các vụ kiện bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, giá trị gia tăng (giá cao hơn). Khi bị kiện, DN chủ động đối phó bằng cách thuê luật sư tư vấn, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội, cơ quan Chính phủ (Cục PVTM, chuẩn bị tốt hồ sơ chứng từ, xác định rõ chiến lược, mục tiêu và nỗ lựa tham gia kháng kiện một cách rõ ràng, thống nhất và đến cùng”.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hải, Luật sư cao cấp, Công ty Luật Y.K.V.N. cũng thông tin, ông cũng vừa nhận được thông tin Malaysia tiến hành khởi xướng điều tra bán phá giá đối với hàng thép mạ kẽm của Việt Nam. Vì vậy DN có liên hệ với Cục PVTM để có phản ứng kịp thời.

Thúy Hà

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文