Doanh nghiệp gặp khó khi địa phương áp dụng chính sách phòng, chống dịch khắt khe

09:02 11/06/2021
Đầu tháng 6, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh phía Nam nên một số địa phương áp dụng chính sách phòng dịch khá nghiêm ngặt, nhưng các quy định này lại gây khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho rằng, trong bối cảnh dịch bùng phát, mỗi địa phương đều xây dựng các kịch bản chống dịch để đảm bảo sự an toàn cho địa phương mình. 

Nhưng từ đợt bùng phát dịch lần 2 tới lần 4 này, rất nhiều quyết sách của các địa phương lại vô tình tạo nên tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, gây khó khăn cho DN và làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, gián đoạn chuỗi liên kết sản xuất hoặc các chuỗi xuất khẩu. 

“Để hạn chế tối đa tình trạng trên, chúng tôi cho rằng bên cạnh các kịch bản y tế cho con người thì phải có thêm các kịch bản cụ thể đảm bảo duy trì các chuỗi cung ứng/sản xuất, đặc biệt các chuỗi gắn với các mặt hàng thiết yếu hay các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo. Do đó, chúng tôi kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh, thành nằm trong các chuỗi liên kết hàng hóa lớn xây dựng sẵn các phương án lưu thông hàng hóa, các tuyến đường dự phòng cho vận chuyển hàng hóa khi dịch bệnh xảy ra. Việc này thời gian qua vẫn là tự thân các DN phải ứng phó nên rất lúng túng, trong bối cảnh mệnh lệnh và yêu cầu hành chính các địa phương còn rất khác nhau”, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ nói.

Lưu Hiệp

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文