Doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng pháp lý để gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam

20:09 19/07/2019
Chiều 19-7 tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan

Ông Âu Anh Tuấn- Quyền Cục trưởng Cục giám sát quản lý hải quan,  Tổng Cục Hải quan cho biết, thời gian vừa qua nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đã được thanh tra ngành hải quan phát hiện như sau: nhiều đối tượng lợi dụng ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa “Made in Viet Nam”, lợi dụng quy định dán nhãn phụ sau thông quan, lợi dụng hàng quá cành vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm, sử dụng C/O giả hoặc C/O không hợp lệ…

"Theo tôi, có 15 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ cao gồm: Nhóm hàng dệt may; da giày và túi xách; máy vi tính; điện tử và linh kiện; điện gia dụng và linh kiện; điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm gỗ.

Đây là các mặt hàng có dấu hiệu rủi ro cao khi vốn đầu tư không tăng cao, nhưng xuất khẩu lại lớn. Đặc biệt, đây là hàng hóa mà Mỹ đang giám sát đặc biệt ở Trung Quốc. 6/15 nhóm hàng này đang bị Mỹ áp dụng đánh thuế thương mại từ Trung Quốc. Trong khi đó, đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, lượng nhập vào Việt Nam nhiều và xuất đi cũng nhiều. Do vậy, cần dựa vào dấu hiệu bất thường trong đầu tư, để kiểm soát chặt chẽ", ông Âu Anh Tuấn nói.

Ông Vũ Quang Toàn- Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu Miền Bắc cho biết, trong thời gian qua, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan một số tỉnh, thành phố đã phát hiện và xử lý một số vụ việc nhập khẩu hàng hóa gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam trong đó Công ty TNHH MTV XNK Thành Quý và Công ty TNHH Thương mại Aeolus Henan, đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về; qua kiểm tra phát hiện 2.880 bút bi ghi nhãn hiệu Thiên Long, 438 bộ tay nắm khóa cửa Huy Hoàng, 287 dòng hàng không khai báo hải quan nghi vấn hàng giả nhãn mác.

Hay Công ty TNHH H.T (TP. Hồ Chí Minh) khai báo nhập 6 container gạch ốp lát không tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ “Made in Viet Nam” nhãn hiệu ROYALGRESPORCELANTATO, sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu cho biết, nhờ có sự chủ động, quyết liệt của cơ quan Hải quan đã ngăn chặn, cảnh báo nguy cơ lợi dụng C/O Việt Nam để xuất hàng có C/O từ nước ngoài qua Việt Nam đi nước thứ 3.

Tại họp báo ông Nguyễn Phi Hùng Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu cho biết, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao vừa đồng ý để cho Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố Công ty TNHH XNK Trần Vượng về tội buôn lậu. 

Trước đó, Công ty TNHH XNK Trần Vượng trong tờ khai hải quan có khai báo là Loa kết hợp với máy ghi và tái tạo âm thanh, hàng mới 100% có xuất xứ Trung Quốc, trị giá hàng hóa ghi trên theo khai là 10.217 USD tương đương 238.880.655đ. Tuy nhiên khi cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thì phát hiện có 600 loa thùng kéo và 1.200 micro. Trên thùng carton và mocro có ghi tiếng Việt, nội dung: Loa NANOMAX; Công ty cổ phần xây dựng và điện tử Sơn Tùng, trụ sở Quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh; Made in Việt Nam. Công ty đã khai báo sai về tên hàng, công suất, số lượng, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa. 

Theo ông Hùng, việc khởi tố doanh nghiệp về gian lận xuất xứ hàng hóa là rất khó khăn. Trước tình hình diễn biến trên, vai trò quản lý, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan là rất quan trọng nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, bảo vệ các nhà sản xuất Việt Nam, nâng cao tính tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Về vụ việc công ty Asanzo, ông Âu Anh Tuấn cho biết, hiện tại cơ quan Hải quan đã thành lập đoàn kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp này và các doanh nghiệp liên quan nhập các linh kiện về bán lại choAnsazo. Sau khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ Tài chính, để trình Thủ tướng. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp doanh nghiệp Asanzo nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử, hàng hóa Trung Quốc về gắn nhãn mác Việt Nam có sai hay không? Và đâu là cơ sở? Ông Âu Anh Tuấn cho biết: Hiện có nhiều ý kiến, đối với vụ Asanzo cần làm rõ nhiều hình thức của doanh nghiệp này. Tại Nghị định 43, của Chính phủ có quy định ghi nhãn mác "Made in Vietnam". 

Tuy nhiên, tại Nghị định 31, chỉ ghi tiêu chí xuất xứ để xác định nhãn mác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chưa có đối với hàng hóa lưu thông trong thị trường nội địa. Do vậy, cơ sở xác định doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện nhập khẩu sau đó lắp ráp bán tại thị trường Việt Nam có đáp ứng tiêu chí xuất xứ với hàng Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên chiếc bếp từ, nồi cơm điện, bàn là từ Trung Quốc, sau đó ghi nhãn mác "Made in Vietnam" doanh nghiệp ghi "Made in Vietnam" là hoàn toàn sai. 

Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, thì hiện nay quy định thế nào là hàng "Made in Vietnam" chính vì vậy, đây là lỗ hổng mà nhiều doanh nghiệp lợi dụng. 

Bổ sung thêm, Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) chia sẻ, Tổng cục Hải quan nhận được danh sách 51 doanh nghiệp liên quan, bán hàng cho Asanzo do Báo Tuổi trẻ và Bộ Công an chuyển sang. Quá trình xác minh thì có sự trùng lắp giữa 2 danh sách này, nên còn lại 31 doanh nghiệp. 

Trong số này có 4 doanh nghiệp đã không còn hoạt động và bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh), do đó Cục Kiểm tra sau thông quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra các doanh nghiệp còn lại. “Quá trình xác minh, kiểm tra các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra, chưa có kết luận cuối cùng”, bà Nhiễu nói.


Lưu Hiệp

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文