Doanh nghiệp viễn thông đóng góp 1.050 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19

08:56 20/07/2021
Theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 3 doanh nghiệp viễn thông (Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội - Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông - VNPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) đã đóng góp 1.050 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.




Theo Cục Viễn thông, đứng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cũng như các lĩnh vực cung ứng dịch vụ khác, trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp viễn thông cũng chịu nhiều ảnh hưởng, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song bằng nỗ lực vượt khó, các doanh nghiệp đã hoàn thành “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như định hướng của Bộ TT&TT trong việc chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, phục vụ chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tổng doanh thu hoạt động viễn thông 6 tháng đầu năm 2021 đạt 158.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,3%); riêng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt gần 66.500 tỷ đồng, tăng 5%. Số thuê bao điện thoại di động duy trì ở mức 123,03 triệu, tăng 0,09%; tỷ lệ thuê bao băng rộng có sự tăng tốc ấn tượng khi số thuê bao băng rộng di động đạt 68,08 triệu, tăng 5,78% và số thuê bao băng rộng cố định đạt 18,18 triệu, tăng tới 14,65%.

Cùng với đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch COVID -19 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ TT&TT.  Trong đó, 3 doanh nghiệp viễn thông (Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội - Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông - VNPT, Tổng công ty Viễn thông MobiFone) đã đóng góp 1.050 tỷ đồng cho Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19. 

Các nhà cung cấp dịch vụ di động (Viettel, VNPT/VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile...) đã thực hiện hơn 40 đợt nhắn tin với hơn 12 tỷ bản tin (gồm tin nhắn đã quy đổi) nhằm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cũng như tham gia hỗ trợ các địa phương trong vùng dịch (TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang...). Các nhà mạng trên cũng thực hiện việc cài đặt âm thông báo cho thuê bao di động nhằm tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc cũng như tại một số địa phương trong vùng dịch. Đặc biệt, hai doanh nghiệp Viettel, VNPT đã kết nối gần 9.000 camera giám sát tại hơn 700 cơ sở cách ly của 60 tỉnh, thành trong cả nước; trong đó, chỉ trong vòng 5 ngày “thần tốc” cuối tháng 5-2021, cả Viettel, VNPT đã triển khai kết nối hơn 1.300 camera tại 130 điểm cách ly tại tỉnh Bắc Giang... 

Các nhà mạng cũng đã chủ động triển khai các hệ thống tiếp nhận tin nhắn ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 của Chính phủ. Tính đến hết ngày 17/7, sau hơn 1 tháng triển khai, cổng 1408 đã tiếp nhận hơn 2,5 triệu tin nhắn ủng hộ, tương ứng với gần 114 tỷ đồng.

Ngoài ra, với châm phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ là “5K+ vaccine + công nghệ”, cộng đồng doanh nghiệp viễn thông cũng đã đẩy mạnh phát triển các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động phòng, chống dịch cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như nền tảng quản lý tiêm chủng phòng COVID-19 quốc gia, trang và ứng dụng "Sức khỏe Việt Nam", tờ khai y tế; bản đồ dịch bệnh, sổ sức khỏe điện tử và các phần mềm học tập, khám, chữa bệnh, làm việc từ xa...

Hùng Quân

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文