Gồng mình giữ cho được thương hiệu

07:35 05/02/2017
Nước mắm cơ sở Huỳnh Kế ở Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị thơm ngon nức tiếng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Từ sau sự cố môi trường biển, cơ sở sản xuất nước mắm này đã phải gồng mình vượt qua khó khăn và giữ vững thương hiệu bằng cái tâm của chính mình...

Bà Lê Thị Huỳnh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Huỳnh Kế cho biết: So với khi chưa xảy ra sự cố môi trường biển, doanh thu cơ sở gần một năm bị tụt hẳn, còn lại chưa tới 3 phần. Cụ thể, trước đây doanh thu mỗi năm từ 1,5-2 tỉ đồng, lãi ròng 250-300 triệu đồng, nhưng năm qua doanh thu chỉ đạt 300 triệu đồng, lãi rất ít. Nguyên nhân là do người tiêu dùng có tâm lý e ngại nước mắm được làm từ cá biển bị nhiễm độc. Số người vẫn tin dùng nước mắm của cơ sở Huỳnh Kế chỉ còn lại khách hàng quen thuộc, chủ yếu người dân ở địa phương.

Bà Huỳnh bộc bạch về “duyên nợ” đến với việc làm nước mắm của mình. Bà là nông dân “thứ thiệt” ở xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Linh), nhưng vì lấy chồng ở xã biển nên xin đi làm công nhân thủy sản. Đến năm 1989, bà phải nghỉ việc theo chế độ 176. Về nhà, sống ở miệt biển, bà chẳng biết phải làm gì, chợt nhớ cá tôm, nên mày mò thử làm nước mắm.

Ban đầu, bà làm chỉ để ăn và bán cho người dân trong xóm, về sau, người tới hỏi mua ngày càng nhiều, bà nhờ đó mới mạnh dạn đầu tư, mở ra làm quy mô hơn. Bí quyết làm nên nước mắm thơm ngon nức tiếng của bà Huỳnh, là nhờ vào sản phẩm đầu vào, nữa là thời gian phơi ủ mắm phải dài, ít nhất là 2 năm.

Cơ sở sản xuất nước mắm Huỳnh Kế với những danh hiệu và giải thưởng cao quý.

Theo đó, các loại cá được bà lựa thu mua phải là cá tươi, ngon; việc chế biến chúng phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh, từ khâu làm sạch đến khâu vào hủ, chum để muối và bảo quản. Do thời gian phơi ủ mắm lâu, nên mỗi năm vào mùa thu mua cá để làm nước mắm, bà Huỳnh thường thu mua khối lượng lớn, nhằm sản xuất theo kiểu gối đầu, đảm bảo được lượng mắm không bị hụt.

Bà cho biết, chính vì vậy mà nước mắm bà sản xuất hiện nay đều được sản xuất từ số cá do bà thu mua trước khi xảy ra sự cố môi trường biển khá lâu. Do người tiêu dùng còn ngại dùng nước mắm biển nên hiện tại bà tập trung vào công việc bảo quản mắm, chờ khi khách hàng tin dùng trở lại mới sản xuất đại trà. Bên cạnh đó, bà vẫn tiếp tục vào công việc nâng cấp nhà xưởng, khu vực sản xuất, bể chứa; nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm…

Được biết, qua gần 30 năm trụ vững trên thương trường, cơ sở sản xuất nước mắm Huỳnh Kế đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý.

Trong đó, vào năm 2002, cơ sở này đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong sản xuất kinh doanh tại Đại hội Nông dân sản xuất giỏi toàn quốc lần II tại Hà Nội; năm 2010 đạt “Huy chương vàng và Chứng nhận danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn” do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Cơ sở đồng thời đạt “Giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn” do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Năm 2012 đạt “Danh hiệu Thực phẩm Việt – Vì sức khỏe người Việt” do hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trao tặng…

Phan Thanh Bình

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文