Hapro lọt Top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2018

12:03 01/12/2018
Việc lọt TOP 10 doanh nghiệp bán lẻ uy tín năm 2018 cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị là sự ghi nhận của dành cho Hapro cùng 9 doanh nghiệp bán lẻ khác đã nỗ lực hết mình và đạt được thành tựu đáng kể trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng, tạo được vị thế trên thị trường.....


Tối ngày 29-11-2018, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2018 và Top 10 Nhà bán lẻ uy tín năm 2018. 

Những đại diện có mặt trong danh sách này là những công ty hoạt động hiệu quả, có kinh nghiệm trong ngành, là những thương hiệu đã ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành giai đoạn 2017-2018. 

7 tháng sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng và tổ chức đại hội cổ đông lần đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) có những chuyển biến rõ nét nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Những kết quả ban đầu đã đạt được vừa qua đã thể hiện các định hướng phát triển của Hapro do HĐQT Tổng công ty cổ phần chỉ đạo, triển khai đã đi vào thực tế kinh doanh.

Phó Tổng Giám đốc Hapro – Ông Nguyễn Tiến Vượng nhận Chứng nhận TOP 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2018.

Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Hapro Madame Nguyễn Thị Nga cho biết: Sau CPH sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Công ty cổ phần (Hapro) là một Tổng công ty xuất nhập khẩu và thương mại nội địa có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, phát huy vai trò là một doanh nghiệp kinh tế, thương mại lớn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. 

Tập trung phát triển thị trường nội địa với hệ thống Siêu thị HaproMart, HaproFood và hệ thống các cửa hàng ăn uống dịch vụ,…; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại tại Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước phục vụ phát triển hệ thống bán lẻ; Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm chủ lực của Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Tập trung đầu tư các Nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hapro để xuất khẩu và đưa vào hệ thống bán lẻ tại thị trường nội địa. 

Đồng thời, xây dựng Hapro trở thành Công ty chủ lực của Tập đoàn trong lĩnh vực xuất khẩu, gắn thương hiệu xuất khẩu Hapro với thương hiệu BRG của Tập đoàn.

Đối với thị trường trong nước, Hapro cũng có cách thức phát triển sản phẩm sạch, bảo đảm nguồn gốc tương tự như cách tạo nguồn hàng xuất khẩu. 

Để chủ động được nguồn hàng hóa đưa vào hệ thống bán lẻ của đơn vị, Hapro đã đầu tư xây dựng các cơ sở vệ tinh, các vùng nguyên liệu, hoặc đặt hàng các trang trại chăn nuôi, từ đó có nguồn nông sản, thực phẩm tươi, an toàn mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. 

Chính nhờ cách làm bài bản đó, những năm qua, Hapro đã đưa được các sản phẩm nông sản đặc trưng nổi tiếng của nhiều địa phương đến với khách hàng. 

Mới đây, tại Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác, đầu tư và phát triển”, Hapro đã ký biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La.

Gạo Hapro Đồng Tháp lọt TOP2 “Hàng Việt Nam được NTD yêu thích năm 2018”.

Bên cạnh việc bảo đảm nguồn hàng rõ nguồn gốc, các sản phẩm của Hapro còn dễ dàng tiếp cận khách hàng Hà Nội và các địa phương lân cận thông qua thương hiệu Hapromart, Haprofood; Seika-mart và hệ thống các cửa hàng ăn uống, dịch vụ, hệ thống bán lẻ gồm hơn 100 địa điểm kinh doanh tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, trong đó có34 siêu thị cửa hàng tiện ích.

Chuỗi siêu thị Hapromart thuộc Hapro hiện có mặt tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc

Ngoài nguồn nội lực mạnh nhờ mạng lưới bán lẻ rộng khắp, sau khi cổ phần hóa, Hapro còn nhận được sự đồng hành, hợp tác của chuỗi siêu thị Intimex do có cùng nhà đầu tư chiến lược. 

Gần đây nhất, hai doanh nghiệp này đã cùng đem sản phẩm Gạo Hapro Đồng Tháp, vải thiều Thanh Hà - Hải Dương, nhãn Sông Mã - Sơn La đến tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm an toàn Hapromart, Haprofood, Seika-mart và hệ thống siêu thị Intimex Home&Food.

Chuỗi siêu thị của Hapro và Intimex đồng hành trong việc quảng bá nông sản Việt

Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ bình ổn giá do thành phố triển khai, trong nhiều năm qua, Hapro đã tích cực tham gia các chương trình đưa hàng về nông thôn, nổi bật là hình thức bán hàng lưu động, tổ chức các phiên chợ Việt, phiên chợ Tết. 

Trong 9 năm từ 2008 – 2017, mỗi năm Hapro đã tổ chức khoảng 100 phiên bán hàng “bình ổn giá” tại nhiều xã của 11 huyện ngoại thành. Từ năm 2016 đến nay, mặc dù chương trình bình ổn giá thành phố không triển khai chương thực hiện ứng vốn dự trữ hàng hóa nhưng Hapro vẫn tích cực duy trì với mong muốn đưa các SPDV đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý tới với người tiêu dùng tại một số huyện ngoại thành của Hà Nội.

Việc lọt TOP 10 doanh nghiệp bán lẻ uy tín năm 2018 cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị là sự ghi nhận của BTC dành cho Hapro cùng 09 doanh nghiệp bán lẻ khác đã nỗ lực hết mình và đạt được thành tựu đáng kể trong việc cung cấp các sản phầm dịch vụ dành cho khách hàng, tạo được vị thế trên thị trường, có những chiến lược phá triển kinh doanh tốt và có hình ảnh ấn tượng trong mắt công chúng và các nhà đầu tư. 

10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch của Hapro đạt 95.2 triệu USD, bằng 120 % so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng doanh thu đạt 4.264 tỷ đồng, bằng 120 % so với cùng kỳ năm 2017. Một số mặt hàng xuất khẩu tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao như: hạt điều đạt 65.06 triệu USDtăng 15%, gạo đạt 13.92 triệu USD tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.
An An

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文