Hiệu quả trong thực hiện chủ trương cổ phần hóa tại PVN

14:26 28/09/2018
Việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là PV Power, PVOIL và BSR trong cùng một thời điểm thu về cho Nhà nước 7.450 tỷ đồng đã khẳng định quyết tâm, tính hiệu quả trong thực hiện chủ trương cổ phần hóa của PVN.


Ba đơn vị cổ phần hóa của PVN gồm Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là các đơn vị có quy mô lớn, do đó cần một lượng vốn đầu tư không nhỏ, khoảng hơn 60.000 tỷ đồng mới có thể thực hiện thành công giao dịch nếu PVN IPO toàn bộ số cổ phần chào bán ra ngoài công chúng (tính theo giá đấu thành công bình quân).

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn trao Bằng khen cho 3 đơn vị thực hiện thành công công tác cổ phần hóa doanh nghiệp

Trong bối cảnh quy mô thị trường chứng khoán đang phát triển như tại Việt Nam, đây thực sự là một thách thức rất lớn. Nhận thức được vấn đề này, ngay sau khi cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cổ phần hóa, PVN đã tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo về cổ phần hoá các đơn vị thành viên của PVN.

Quá trình triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa họp định kỳ hoặc đột xuất để quyết định các nội dung công việc thuộc thẩm quyền; giải quyết, chỉ đạo sát sao và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa.

Hoạt động chế biến sản phẩm dầu

Theo ông  Đinh Văn Sơn, Thành viên Hội đồng Thành viên PVN cho biết, việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện thành công, thu về khoảng 7.450 tỷ đồng cho Nhà nước, trong đó: Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã bán đấu giá thành công 241.427.969 cổ phần (tương đương 7,79% VĐL), thu về số tiền 5.414.651.191.200 đồng với giá đấu thành công bình quân 23.043 đồng/cổ phần, thặng dư khoảng 3.150 tỷ đồng;  Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã bán đấu giá thành công 467.802.523 cổ phần (tương đương 20% VĐL), thu về số tiền 6.987.286.898.480 đồng với giá đấu thành công bình quân 14.938 đồng/cổ phần, thặng dư khoảng 2.300 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã bán đấu giá thành công 200.445.036 cổ phần (tương đương 20% VĐL), thu về số tiền 4.039.964.286.800 đồng với giá đấu thành công bình quân 20.155 đồng/cổ phần, thặng dư khoảng 2.000 tỷ đồng.

Bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Việc thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1182/TTg-ĐMDN ngày 11-8-2017 vẫn đang được PVN triển khai tích cực. Thành công ngoài mong đợi của BSR, PV Power, PVOIL trong quá trình IPO là nỗ lực đáng ghi nhận của PVN, cũng như những thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang là tiền đề rất thuận lợi để các công ty này tiếp tục thực hiện thoái vốn của Nhà nước khi chuyển sang mô hình hoạt động công ty cổ phần.

Thực tế cho thấy, sau khi cổ phần hóa, trong 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có những khởi sắc. Tại ĐHĐCĐ lần đầu, BSR, PV Power và PVOIL đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh với nhiều gam màu sáng.

Trong đó, 6 tháng đầu năm 2018, BSR sản xuất được 3,56 triệu tấn sản phẩm nhưng tiêu thụ đến gần 3,6 triệu tấn thành phẩm, thực hiện 57% kế hoạch năm; doanh thu ước đạt 55.359 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch năm; nộp NSNN 5.809 tỷ đồng, đạt gần 70% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế khoảng 2.947 tỷ đồng, tương đương 84,7% chỉ tiêu đặt ra cho cả năm 2018; PV Power (POW) ước tính doanh thu và lãi trước thuế tăng trưởng lần lượt 12,2% và 44,3%. Doanh thu tăng trưởng được đánh giá là nhờ sản lượng điện tăng 6% và giá khí tăng do giá dầu phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm, trong khi tăng trưởng lợi nhuận đến từ tất cả các nhà máy điện; PVOIL cũng có hoạt động kinh doanh ấn tượng sau IPO, doanh thu hợp nhất của tổng công ty trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 320 tỷ đồng, hoàn thành 94% kế hoạch năm.

Nhà máy điện Cà Mau 1&2

Qua việc cổ phần hóa thành công 3 đơn vị PV Power, PV OIL và BSR, PVN đã rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho việc tái cấu trúc Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Trong đó, điều đầu tiên cần được nhắc đến đó là công tác cổ phần hóa cần nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, các Bộ ngành) và sự đồng thuận tham gia tích cực của toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Tập đoàn và các đơn vị cổ phần hóa.

Cùng với đó, các bước trong công tác cổ phần hóa phải được triển khai tích cực, đồng bộ, nghiêm túc, chặt chẽ, phù hợp với các quy định hiện hành (từ công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cổ phần hóa đến xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa, bán cổ phần…), đặc biệt đảm bảo tính khoa học của từng bước quá trình cổ phần hóa.

Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh tại lễ tổng kết công tác cổ phần hóa PVOIL, PV Power và BSR đã khẳng định, việc cổ phần hóa là cơ hội giúp tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hoạt động và tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường dầu khí ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ.

Hoạt động sản xuất kinh doanh được công khai, minh bạch, gắn với cơ chế thị trường. Thực hiện đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM sau 3 tháng cổ phần hóa vừa tạo sức ép, vừa tạo động lực để doanh nghiệp đổi mới hoạt động, khai thác hiệu quả tiềm năng trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Theo lộ trình tái cơ cấu toàn diện PVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, PVN sẽ triển khai công tác cổ phần hoá để thoái vốn theo tỷ lệ quy định nắm giữ vốn Nhà nước tại các công ty thành viên, nâng cao chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp. 

PVN tiếp tục duy trì liên kết hữu cơ ở 3 lĩnh vực chính là thăm dò khai thác, khí, chế biến dầu khí; có cơ cấu tài chính vững chắc, tối ưu hoá phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, có bộ máy tinh gọn, hiệu quả.

An An

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文