Hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư để nâng cao hiệu quả thực thi RCEP
- Hiệp định RCEP sẽ đem đến những gì?
- EU với Hiệp định RCEP
- RCEP giúp "cất cánh" đồng nhân dân tệ kỹ thuật số?
- RCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
- RCEP - niềm tin của thương mại tự do
Báo cáo này nhằm tiến hành đánh giá hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các đối tác trong khu vực Hiệp định RCEP, bao gồm cả quy mô và chất lượng; xác định những vấn đề thể chế và cơ cấu đối với hoạt động thương mại và đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng tận dụng cơ hội và xử lý thách thức từ RCEP. Từ đó, đề xuất các kiến nghị cải cách thể chế trong trung và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định RCEP gắn với tăng cường mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.
Theo CIEM, các nghiên cứu định lượng thực hiện cho đến nay đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19.
Toàn cảnh hội thảo |
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP cũng đòi hỏi nỗ lực cùng phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Ở một chừng mực quan trọng, Việt Nam và các nước ASEAN có vai trò trung tâm trong việc hình thành ý tưởng và quá trình đàm phán Hiệp định này, thì phần thực thi cũng phải giữ được vai trò trung tâm.
Báo cáo nhấn mạnh thông điệp Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương. RCEP không phải là FTA duy nhất hay là FTA cuối cùng mà Việt Nam có với các đối tác. Vì vậy, việc thực hiện RCEP cần đặt trong một cân nhắc tổng thể và toàn diện hơn về việc tham gia và đóng góp vào chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh mới.