I.D.I với tham vọng thống lĩnh thị trường xuất khẩu cá tra tại châu Á

08:14 28/06/2018
Đầu quý 2 năm 2018, giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 605 triệu USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 145 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ. I.D.I (Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển đa quốc gia, thành viên của Sao Mai Group) đã trở thành nhà cung cấp cá tra vào thị trường này với vị trí gần như thống lĩnh.

Phóng viên đã có buổi gặp mặt và trao đổi với Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai Trương Vĩnh Thành để tìm hiểu về những bước phát triển vượt bậc tại thị trường Trung Quốc và việc bố trí sâu sắc chuỗi ngành công nghiệp cá tra của I.D.I.

Phóng viên (PV): Xin ông giới thiệu sơ qua về vị thế của I.D.I và Sao Mai?

Ông Trương Vĩnh Thành (T.V.T) : Sao Mai - tập đoàn kinh tế đa ngành có tiềm lực tài chính mạnh và nguồn nhân lực, thành lập được hơn 20 năm, bao gồm 16 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: Bất động sản, thủy sản, lương thực thực phẩm, du lịch, xây dựng, đầu tư tài chính, năng lượng sạch và xuất khẩu lao động. 

Hiện nay, tổng vốn chủ sở hữu của Tập đoàn trên 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản theo thị giá khoảng 21.000 tỷ đồng, Sao Mai Group nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN, đồng thời cũng là doanh nghiệp bất động sản hàng đầu khu vực Mekong. I.D.I là công ty con lớn nhất của Sao Mai, hiện có 2 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất 600 tấn/ngày.

PV: Sao Mai chuyên về lĩnh lực bất động sản, vì sao lại tham gia vào lĩnh vực thuỷ sản? Khi thành lập I.D.I, dự tính ban đầu của Sao Mai là gì?

Ông T.V.T: Cá tra được xem là sản vật của dòng Mekong. Loài thủy sản này có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng chưa được khai thác chuyên sâu. Là doanh nghiệp Việt Nam, Sao Mai nhận thấy trách nhiệm của mình nên làm gì để đem những giá trị nổi bật đến mọi khách hàng trên thế giới. Ý tưởng “mang hương vị Mekong đến toàn thế giới” bắt nguồn đó.

I.D.I đã trở thành nhà cung cấp cá tra vào thị trường Trung Quốc với vị trí gần như thống lĩnh.

Sắp xếp chuỗi sản xuất, tận dụng tốt các sản phẩm liên quan đến cá tra

PV: Cách nhìn của ông về hiện trạng ngành cá tra hiện nay? IDI làm như thế nào để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu chất lượng tốt?

Ông TVT: Cuối tháng 5, nhu cầu xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng, thị trường cá tra thế giới biến động mạnh, nhu cầu nguyên liệu theo đó cũng tăng theo. Ngay từ khi tham gia vào lĩnh vực này, I.D.I xác định một trong những chiến lược phát triển kinh doanh đó là chủ động nguồn nguyên liệu, hoàn thành chuỗi sản xuất. 

Bất cứ ngành nghề hay doanh nghiệp nào, chỉ cần khép kín được chuỗi sản xuất, tận dụng tốt tài nguyên, đa dạng hóa thị trường thì sẽ có sức cạnh tranh. I.D.I đã làm được điều mà chưa có bất cứ doanh nghiệp nào thực hiện  được. 

Chúng tôi đã xây dựng được “mạng kết nối liên lạc băng thông rộng” với các vệ tinh từ trại giống cho đến vùng nuôi. Khi I.D.I đã chủ động 80% nguyên liệu cho 2 nhà máy thủy sản hoạt động xuyên suốt thì chúng tôi nghiễm nhiên điều phối thị trường từ đó sẽ khống chế được rủi ro và ổn định giá thành.

PV: Chiến lược chinh phục thị trường của I.D.I là gì?

Ông T.V.T: Hiện sản phẩm cá tra Công ty I.D.I có mặt đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. I.D.I cũng nằm trong TOP đầu của 13/60 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường  Hoa Kỳ. 

Nhiều năm qua I.D.I giữ vững vị trí top đầu trong số 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn nhất Việt Nam. Chiến lược sắp tới, bên cạnh việc duy trì và phát triển thị trường sẵn có, I.D.I sẽ tiếp tục tiếp cận các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, các nước Đông Âu… với tham vọng thống lĩnh được thị trường châu Á.

Tìm hiểu sâu để phát triển

PV: Quan điểm của ông về thị trường tiêu thụ cá tra tại Trung Quốc?

Ông T.V.T: Chúng tôi xem Trung Quốc là thị trường lớn trên thế giới, với dân số hơn 1 tỷ người thì đây là nơi tiêu thụ hàng thủy sản và con cá tra nói riêng cực kỳ tiềm năng. Mặt khác, Trung Quốc có thuận lợi về địa lý gần Việt Nam, vận chuyển XK thuận lợi. 

Kế nữa, văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng có những điểm tương đồng với Việt Nam nên việc chọn Trung Quốc là thị trường điểm cũng nằm trong chiến lược mở rộng của công ty. 

Hiện nay, sản phẩm của I.D.I có mặt ở các tỉnh, thành phố như: Tứ Xuyên, Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Thượng Hải… được người dân ở đây rất ưa chuộng. Điều này đã giúp cho I.D.I từ doanh nghiệp còn khá mới về thương hiệu thì nay đã là một nhà cung cấp hàng cá tra xuất khẩu vào thị trường này với vị trí gần như đứng đầu các doanh nghiệp cung cấp.

PV : Năm 2017, I.D.I có mở văn phòng và công ty đại diện tại Bắc Kinh, bước tiếp theo, kế hoạch phát triển thị trường Trung Quốc là gì?

Ông T.V.T: Năm 2017, I.D.I đã thành lập Chi nhánh tại Bắc Kinh nhằm thúc đẩy thương hiệu vào thị trường Trung Quốc. Ở đây chúng tôi phát triển theo 2 hướng kết hợp, một mặt dựa trên các khách hàng có sẵn, mặt khác đưa hàng theo những kênh riêng, tạo lực gia tăng thương hiệu I.D.I. 

Ngoài ra, chúng tôi liên tục cho ra sản phẩm mới, đa dạng các mẫu mã thỏa mãn sự lựa chọn của khách hàng. Đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo chất lượng cao. Song song đó, chúng tôi cũng có quyền chọn lọc đối tác phải có danh tiếng và uy tín tốt.

PV: Những năm gần đây, tình hình buôn bán tiểu ngạch đã được kiểm soát tương đối nghiêm khắc, nhưng trước mắt vẫn có công ty bí quá làm liều. Ông nghĩ như thế nào về buôn bán tiểu ngạch?

Ông T.V.T: Tôi đã khẳng định, I.D.I chỉ chọn lựa nhà nhập khẩu uy tín để hợp tác. Nguyên tắc của I.D.I luôn áp dụng hình thức thanh toán an toàn (đặt cọc 20-30% trước khi sản xuất và phần còn lại trước khi giao hàng hoặc LC) nên hoàn toàn không có nợ xấu cũng như rủi ro thanh toán với tất cả các thị trường không riêng gì Trung Quốc.

PV: Ngành cá tra Việt Nam trong thời gian tới có những cơ hội và thách thức như thế nào?

Ông T.V.T: Năm vừa qua, cùng với việc giá cá tăng đã mang đến lợi ích cho rất nhiều hộ nuôi. Kế hoạch năm nay, IDI phấn đấu đạt được lợi nhuận tối ưu. Để làm được điều đó, chúng tôi phải tiếp tục củng cố và thực hiện chiến lược theo sát tình hình, nắm bắt thông tin thị trường, dự phòng kịch bản ứng phó để cân đối diện tích và sản lượng nguyên liệu cho phù hợp.

PV

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文