Kiến nghị ngưng sử dụng amiang trắng độc hại vào năm 2020

08:40 02/05/2017
Lo ngại về sự độc hại của amiang trắng (được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có tấm lợp) vẫn đang được sử dụng tràn lan ở Việt Nam, trong khi đã được nhiều nước trên thế giới loại bỏ sau khi chứng minh được nó là tác nhân gây nhiều bệnh liên quan đến phổi, một số nhà khoa học thuộc Liên minh các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã có văn bản chính thức kiến nghị Chính phủ có lộ trình ngưng sử dụng vật liệu này đến năm 2020.


5 nhà khoa học gồm: Ông Lê Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam; GS.TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam; PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội; PGS.TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Vusta và TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng đã có 1 văn bản 9 trang gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. 

Văn bản nêu rõ: Amiang là loại khoáng chất silicat dạng sợi, được sử dụng để làm nguyên liệu chế tạo nhiều loại sản phẩm trong các ngành công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là để sản xuất tấm lợp amiang – xi măng. Amiang được sử dụng từ rất lâu, nhưng mãi đến năm 70 -80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học mới phát hiện ra mặt trái của nó là có nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, người ta phát hiện hàng loạt người tử vong do các bệnh phổi liên quan đến amiang, như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh bụi phổi...

Tấm lợp fibro xi măng được sản xuất từ amiang trắng có chứa nhiều chất độc hại.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đứng trong top 10 nước sử dụng amiang trắng nhiều nhất trên thế giới, với lượng nhập khẩu hằng năm 65.000 – 70.000 tấn, 90% trong số đó để sản xuất khoảng 100 triệu m2 tấm lợp fibro xi măng, cung cấp chủ yếu cho dân nghèo ở nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế cũng như nhiều nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Australia, Liên minh châu Âu đều khẳng định tất cả các loại amiang, bao gồm amiang trắng là chất gây ung thư cho con người, không có ngưỡng an toàn trong việc sử dụng amiang, và cách thức hiệu quả nhất là ngừng sử dụng.

Theo các nhà khoa học này, Việt Nam bắt đầu tham gia Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thương mại quốc tế nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường vào năm 2007. Công ước này đã đưa amiang nâu và xanh vào Phụ lục III – các hóa chất độc hại, nhưng chưa đưa amiang trắng vào, do có 7/154 quốc gia chưa đồng thuận (có Việt Nam), trong đó 6 quốc gia khai thác và xuất khẩu amiang trắng, duy nhất có Việt Nam là nước nhập khẩu. Từ năm 2013 đến 2015, do ý kiến của nhiều bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các nhà khoa học trong nước, Chính phủ đã đồng ý để Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Hội nghị Rotterdam 2015.

Tuy nhiên, kết quả này chưa làm các nhà khoa học yên tâm, bởi theo Quyết định 1469 ngày 22-8-2014 của Thủ tướng, đến năm 2020 Việt Nam mới bắt đầu có lộ trình ngừng sử dụng amiang trắng cho đến năm 2030; dù tháng 8-2014, WHO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã gửi thư đến Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số bộ, ngành, nêu rõ: “Amiang trắng là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh phổi amiang, ung thư vòm họng và ung thư buồng trứng. Mỗi năm có 107.000 người chết do các bệnh liên quan đến amiang...”. 

WHO và ILO đã đề nghị Việt Nam không tiếp tục sử dụng amiang trắng sau 2020 và cần nhanh chóng xây dựng lộ trình giảm dần sử dụng amiang trắng. Sau cảnh báo này và sự lên tiếng của nhiều chuyên gia trong nước, ngày 19-9-2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản giao các bộ nghiên cứu lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu ngừng sử dụng amiang trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng từ đó đến nay, Bộ Xây dựng và Hiệp hội tấm lợp vẫn cố ý đi ngược lại xu hướng của thế giới trong việc cấm sử dụng amiang trắng, bất chấp cảnh báo của WHO, ILO và Bộ Y tế Việt Nam; hơn nữa “có ý kiến còn cố ý biện minh cho sự không độc hại của amiang và đang lợi dụng sự khó khăn của người nghèo để bán những tấm lợp có chứa amiang độc hại cho người dân ở vùng sâu, vùng xa... nhằm bảo vệ lợi ích của họ” – văn bản kiến nghị nêu rõ.

Do đó, tại văn bản này, các nhà khoa học đã kiến nghị Chính phủ 9 điểm, trong đó có việc thực hiện lộ trình ngưng sử dụng amiang trắng vào 2020; chỉ đạo đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị về Công ước Rotterdam lần thứ 8 vào đầu tháng 5-2017 tại Geneva (Thụy Sỹ) thể hiện quan điểm của Việt Nam đưa amiang trắng vào Phụ lục III Công ước; các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp có amiang phải ghi rõ trên nhãn mác về sự độc hại của vật liệu này để người dân biết và lựa chọn...

Được biết, sau khi nhận kiến nghị, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị các bộ: Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên & Môi trường, Y tế, Lao động – Thương binh & Xã hội, Khoa học & Công nghệ, Tài chính có ý kiến chính thức về kiến nghị trên.

Tấm lợp fibro xi măng được sản xuất từ amiang trắng có chứa nhiều chất độc hại.
V. Hân

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文