Loại bỏ những rào cản về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

09:01 31/05/2016
Tại hội thảo “Chạm tay vào tài sản vô hình” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, TS Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề về vốn.

TS Trần Thị Hồng Hạnh cho biết, DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, chiến lược kinh doanh chưa rõ ràng, bị động về thị trường tiêu thụ, tính minh bạch về tài chính chưa cao, năng lực quản trị điều hành còn hạn chế… 

Mặc dù ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ vốn đối với DNNVV, tăng trưởng dư nợ cho vay khối DNNVV năm sau luôn cao hơn năm trước (từ mức 830.744 tỷ đồng của năm 2011 tăng 4% lên mức 938.516 tỷ đồng của năm 2012; năm 2014  tăng 7,83% so với năm 2013 và đạt  mức 1.052.264 tỷ đồng; năm 2015 tăng 12,12% so với năm 2014…), nhưng mức cho vay vẫn còn khiêm tốn. 

Tính đến 31-3-2016, dư nợ tín dụng cho DNNVV 1.070.810 tỷ đồng tăng 1,76% so với 31-12-2015, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.  Trong đó, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực công nghệ cao là 30.419 tỷ đồng tăng 7,81%; xuất khẩu: 188.819 tỷ đồng….

“Sự kiện Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, AEC và hàng loạt hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, rào cản lớn về vốn đang là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển…”, TS. Trần Thị Hồng Hạnh nêu rõ. 

Theo TS Trần Thị Hồng Hạnh, có 4 giải pháp về vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Trước hết, huy động vốn từ nội lực của các DNNVV thông qua việc phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đây được coi là hình thức huy động vốn theo chiều sâu đối với các doanh nghiệp. 

Đồng thời, phát triển thị trường vốn thông qua việc nghiên cứu triển khai các giải pháp để khuyến khích, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết để tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cung ứng cho DNNVV thông qua phát triển ngân hàng bán lẻ, áp dụng công nghệ trong quản trị cho vay để tối ưu hóa các chi phí và chuẩn hóa các hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho DNNVV, phát triển thẻ thanh toán, mở rộng tài trợ vốn có bảo đảm bằng động sản, tài sản trí tuệ, bao thanh toán… 

Gắn với các giải pháp trên, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN về hỗ trợ DNNVV phát triển.

Hội thảo “Chạm vào tài sản vô hình” với chủ đề “Nâng cao năng lực sở hữu trí tuệ và kêu gọi vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia thị trường AEC và TPP” thu hút sự tham gia của khoảng 300 DNNVV. Hội thảo cũng nghe các tham luận và phần giải đáp câu hỏi với sự tham gia của nhiều diễn giả đến từ các đơn vị uy tín như Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, Microsoft, CleverAds, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…

Lan Anh

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文