Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của SCB tăng 27% so với cùng kỳ
- SCB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017
- SCB ra mắt website mới thân thiện với người dùng
- SCB thuộc Top 5 ngân hàng Việt có môi trường làm việc tốt nhất
Trong đó, cho vay khách hàng hiện ở mức 298.381 tỷ đồng, tăng 31.880 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 12% so với thời điểm 31-12-2017. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ được SCB duy trì ở mức thấp, lần lượt là 0,67% và 0,51%.
Bên cạnh đó, SCB cũng nắm giữ danh mục đầu tư khá cao với số dư cuối tháng 6-2018 là 67.795 tỷ đồng.
Hiện nay, SCB được xem là một trong những ngân hàng có hoạt động tích cực nhất trên thị trường kinh doanh trái phiếu. Mảng kinh doanh này cũng mang về cho SCB khoản lợi nhuận đáng kể trong 06 tháng đầu năm với xấp xỉ 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với những chuyển dịch về định hướng kinh doanh trong những năm vừa qua, hoạt động dịch vụ của SCB cũng đang đóng góp đáng kể trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng với mức thu thuần lên tới 319 tỷ đồng, tăng mạnh 65% so với cùng kỳ năm 2017.
Ở chiều nguồn vốn, huy động thị trường 1 của ngân hàng vào thời điểm cuối tháng 6-2018 tăng 31.653 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,9% so với đầu năm, đạt 385.465 tỷ đồng. Được biết, từ giữa tháng 05/2018, SCB đã triển khai thêm sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng gửi tiền với nhiều mệnh giá khác nhau, đảm bảo mức lãi suất hấp dẫn và tính an toàn, tự do chuyển nhượng linh hoạt. Đây là sản phẩm có đóng góp rất tích cực vào tăng trưởng huy động của SCB và phù hợp với nhu cầu đa dạng của các khách hàng.
Lợi nhuận trước thuế 06 tháng đầu năm 2018 đạt 94 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong 06 tháng đầu năm, SCB cũng đã trích lập dự phòng rủi ro hơn 1.850 tỷ đồng.
Mặc dù đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2018, nhưng Ban Lãnh đạo SCB cũng nhận định, trong khoảng thời gian còn lại của năm, chắc chắn SCB vẫn sẽ gặp phải những thách thức và khó khăn nhất định. Đó không chỉ là những trở ngại do gánh nặng trích lập dự phòng sẽ phần nào bào mòn lợi nhuận của ngân hàng mà còn là những áp lực khi sự cạnh tranh về chính sách giá, phí giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn.
Tuy vậy, với lợi thế về tiềm lực tài chính, cùng hệ thống mạng lưới 238 điểm phủ khắp các vùng kinh tế trọng điểm, nền tảng công nghệ thông tin được đầu tư hiện đại và đặc biệt chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, SCB tin tưởng đây sẽ là cơ sở và lợi thế để ngân hàng có thể hoàn thành mục tiêu kinh doanh của cả năm 2018, đồng thời phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ – đa năng – hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Ngân hàng Sài Gòn - SCB: Thành lập từ năm 1992, sau hơn 26 năm hoạt động, SCB hiện là một trong 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản 476.673 tỷ đồng, vốn điều lệ 14.295 tỷ đồng tính đến 30-6-2018. Mạng lưới hoạt động phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và đội ngũ nhân sự gần 6.000 người. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, nền tảng công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng, và chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, SCB định hướng sẽ trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho khách hàng. Năm 2017, SCB đã nhận được hàng loạt giải thưởng uy tín do các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn như: “Ngân hàng quản trị doanh nghiệp tốt nhất VN” do Tạp chí Finance Digest bình chọn, “Ngân hàng có công nghệ tốt nhất VN” do Tạp chí Global Banking & Finance bình chọn, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Báo VietNamNet và Công ty CP Báo Cáo Đánh Giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn, “Ngân hàng có Sản phẩm & Dịch vụ sáng tạo độc đáo” do IDG Việt Nam bình chọn… Đây là minh chứng cho định hướng phát triển đúng đắn cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) thời gian qua. |