Ngành Dệt may cần chủ động nguồn nguyên liệu để gỡ khó

07:40 13/02/2020
Ngành Dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 42 tỷ USD trong năm 2020 (tăng 3 tỷ USD so năm 2019). Tuy nhiên, ngành Dệt may phải nhập khẩu 80%, trong đó nhập khẩu nhiều nhất là thị trường Trung Quốc (chiếm gần 50%) nhưng dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, dự báo năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm hết sức khó khăn của ngành dệt may trong nước.


Năm 2019 là năm khó khăn của ngành Dệt may Việt Nam khi đối mặt với nhiều biến động khó lường từ thị trường. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành Dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết.

Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi từ các FTA mang lại thì ngành dệt may trong nước hầu như chưa tận dụng được vì phải đáp ứng nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ từ vải, sợi trở đi. Trong khi đó, tại Việt Nam thiếu hụt các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm..., chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã tác động bất lợi đến ngành Dệt may Việt Nam.

Theo nhận định của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: “Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến các doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt sợi gần như không xuất khẩu sang Trung Quốc được, tỷ lệ xuất khẩu rất nhỏ so với mục tiêu đặt ra”.

Ngành Dệt may cần chủ động nguồn nguyên liệu.

Cụ thể, ngành sợi xuất khẩu trên 3 tỉ USD/năm, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 2,4 tỉ USD. Nhưng do Trung Quốc mua với giá rất thấp, nên DN trong nước không thể xuất bán cho Trung Quốc, khiến ngành sợi Việt Nam bị lao đao.

Mặt khác, với các FTA Việt Nam đã ký, các DN dệt may đặt rất nhiều kỳ vọng vì được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Trong đó, FTA với EU (Hiệp định EVFTA) vừa ký kết, được các DN dệt may trông đợi từ nhiều năm nay, vì đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường truyền thống với mức tăng trưởng duy trì đều đặn hàng năm. Bộ Công Thương cũng đánh giá, ngành Dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định EVFTA.

Nhưng thực tế, sau khi Hiệp định được ký kết, DN dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU chưa thể hưởng được mức giảm thuế ngay, và theo lộ trình từ 3-7 năm, mức thuế sẽ giảm dần từ 12% về 0%. Trước mắt, DN chưa thấy hưởng lợi về thuế ưu đãi, nhưng khó khăn phải đối mặt đó là phải thực hiện nghiêm yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, việc cắt may phải được thực hiện bởi DN Việt Nam hoặc DN châu Âu. EU chỉ cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn Quốc vì nước này đã có FTA song phương với EU, trong khi DN trong nước chưa chủ động được việc sản xuất sợi và vải, phải nhập khẩu.

Tương tự, với Hiệp định CPTPP, ngành Dệt may kỳ vọng nhiều nhất là thị trường Canada và Australia. Để được hưởng ưu đãi thì các thị trường này các công đoạn: Tạo xơ, xe sợi, dệt, hoàn thiện vải và cắt may phải được thực hiện ở các nước thành viên nằm trong Hiệp định CPTPP, trong khi vải DN phải nhập khẩu đến 80%. Trong đó, nhập từ Trung Quốc gần 50% (Trung Quốc lại không thuộc CPTPP), số ít còn lại nhập khẩu từ Hàn Quốc...

Trong khi ngành Dệt may đang bị áp lực về quy tắc xuất xứ, chưa thể hưởng được những ưu đãi thuế quan do các FTA mang lại, thì dịch bệnh do virus Corona bùng phát cũng gần như “cấm cửa” việc xuất khẩu dệt sợi của Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ cho ngành Dệt may Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Kha, chủ DN may mặc ở quận Bình Tân cho biết, công ty ông chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu đi Mỹ, EU, nhưng có nguy cơ bị “đứt” hàng do nguyên liệu vải dự trữ chỉ có thể sản xuất đến giữa tháng 3. Trong khi đó, nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Công ty cũng tính đến việc thay thế nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường khác, nhưng giá thành cao rất khó cạnh tranh.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Chu kỳ của ngành Dệt may thường là cách một năm có nhiều đơn hàng và năm sau sẽ ít đơn hàng. Năm 2020, dự đoán sẽ là năm có nhiều đơn hàng đổ về Việt Nam, đặc biệt là các đơn hàng đi thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, để tận dụng được các lợi thế từ thị trường, bên cạnh nỗ lực rất lớn của các DN, cần chú trọng đến việc tháo gỡ nút thắt về nguồn cung nguyên liệu đã và đang bị thiếu hụt, giải quyết tốt các vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao, về môi trường”.

Trước mắt, để giải quyết những khó khăn cho DN dệt may gặp phải ngay từ những ngày đầu năm, Bộ Công Thương khuyến khích các DN chủ động tìm kiếm các nguồn hàng mới, tránh phụ thuộc vào một thị trường cụ thể. Đồng thời, những kiến nghị của DN cũng sẽ được Bộ Công Thương tổng hợp, từ đó có các giải pháp, chính sách kịp thời để hỗ trợ DN ổn định sản xuất và duy trì mục tiêu tăng trưởng.

Tuy nhiên, về lâu dài, để giải quyết khâu thiếu hụt nguyên liệu này, nhiều ý kiến cho rằng, ngành Dệt may trong nước buộc phải đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm... để chủ động được nguồn nguyên liệu, sẽ giải quyết được các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng thuế quan từ các FTA mang lại.

T.Hà – N.Cẩm

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (27/7), khu vực Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị và cao nguyên Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Nậm Ty (Sơn La) 211,8mm; trạm Luân Giới (Điện Biên) 135mm; trạm Tả Phời (Lào Cai) 88,2mm; trạm Húc Nghì (Quảng Trị) 53,6mm; trạm Ia Piơr (Gia Lai) 51,6mm…

Từ một cơ sở massage nằm trong tầng hầm khách sạn sang trọng giữa trung tâm Hà Nội, một đường dây tổ chức mua bán dâm tinh vi đã được dựng lên, hoạt động có tổ chức và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với sự vào cuộc quyết liệt, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội đã bóc gỡ toàn bộ đường dây tội phạm này.

Tháng 5/2016, ông Phạm Thế Hùng (SN 1971) được Chủ tịch HĐQT Công ty CP DV vận tải biển Hải Vân (Công ty Hải Vân, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, mức lương 56 triệu đồng/tháng, tương đương với 672 triệu đồng/năm. Một ngày sau khi được ký hợp đồng lao động, công ty mở tài khoản trả lương cho ông Hùng tại ngân hàng…

Để tăng cường công tác bảo đảm TTATGT, Cục CSGT thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của các Trưởng phòng CSGT toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình TTATGT, hoạt động của lực lượng CSGT. Các số điện thoại này đều được thiết lập Zalo, Viber…

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, thời tiết mưa nắng thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tháo dỡ công trình cũng như xây dựng nhà ở. Thế nhưng, tính đến ngày 26/7, CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Bắc đã tổ chức tháo dỡ thành công 3 nhà cũ nát; vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, sửa chữa xong 3 nhà và đang tiếp tục xây 2 nhà tại bản Chằng, xã Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Chưa kịp lắng xuống sau vụ xe tải bel dừng ngay giữa đường sắt tại Đà Nẵng gây bức xúc dư luận, lực lượng chức năng lại tiếp tục nhận được phản ánh về hàng loạt xe tải nối đuôi vượt rào, tông gãy cần chắn tại địa bàn giáp ranh – tỉnh Quảng Ngãi. Đáng lo ngại, nhiều phương tiện bất chấp tín hiệu cảnh báo vẫn dừng trên đường ray tại đường ngang km898+450, đẩy nguy cơ tai nạn đường sắt lên mức báo động đỏ…

Ngay sau khi nhận được thông tin phối hợp truy bắt đối tượng bỏ trốn, Phòng CSHS Công an tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhanh lực lượng cùng phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành bắt giữ đối tượng Trần Hải Quỳnh và thu giữ 2 súng quân dụng, nhiều tang vật liên quan đang bỏ trốn tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.

Ngày 26/7, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Cảnh sát Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Hãng hàng không VietNam Airlines và các đơn vị có liên quan đã chính thức triển khai giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay tại Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.