Nhiều chương trình tôn vinh, vinh danh quá dễ dãi

09:37 22/04/2018
Thời gian gần đây, rất nhiều chương trình vinh danh, tôn vinh thương hiệu này, nhãn hàng kia được tổ chức dựa trên danh nghĩa của các hội, hiệp hội và trung tâm. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý đã dẫn đến công tác tổ chức vinh danh, tôn vinh diễn ra một cách dễ dãi.


Sự kiện Công ty TNHH Vinaca, địa chỉ số 17, ngõ 40, phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đạt Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017 là một sự việc như vậy.

Mặc dù giấy chứng nhận Top 10 thương hiệu sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017 cho Công ty TNHH Vinaca đã bị thu hồi nhưng vấn đề mà dư luận đặt ra là tiêu chuẩn để xét chọn danh hiệu của chương trình này thế nào? Quá trình thẩm định chất lượng sản phẩm của các đơn vị được vinh danh diễn ra ra sao? Trách nhiệm của ban tổ chức chương trình này thế nào? 

Sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2.

Sáng 21-4, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã cung cấp cho phóng viên Báo CAND quy chế chương trình “Đánh giá và truyền thông, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2017”. 

Chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy tiêu chí để xét chọn danh hiệu là “Trong quá trình tham gia chương trình chưa bị hoặc chưa phát hiện sai phạm đến mức bị luật pháp hiện hành xử phạt vi phạm”. 

Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu cũng khá đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần “cam kết” không vi phạm pháp luật trong kinh doanh từ trước tới khi tham gia chương trình, hình thức vi phạm hành chính từ hai lần trở lên. 

Như vậy, tiêu chí, hồ sơ để các doanh nghiệp được tham gia cuộc xét chọn danh hiệu là khá dễ dãi. Hầu như không có việc thẩm tra, xác minh ngược lại từ phía ban tổ chức.

Thừa nhận với PV Báo CAND, ông Lê Thế Bảo cho biết, Hiệp hội không biết về chương trình “Đánh giá và truyền thông, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2017” do Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu, Viện Công nghệ chống hàng giả phối hợp tổ chức, trong đó Công ty TNHH Vinaca lọt Top 10. Hiệp hội đã buông lỏng trong công tác quản lý. 

Ông Lê Thế Bảo cũng cho biết, Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu và Viện Công nghệ chống hàng giả đều có chức năng xây dựng quảng bá thương hiệu và bảo vệ thương hiệu nên họ được tổ chức các chương trình tôn vinh, vinh danh thương hiệu. Tuy nhiên, Hiệp hội sẽ kiểm tra và xem xét mức độ vi phạm của 2 đơn vị này.

Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể có bao nhiêu giải thưởng vinh danh doanh nghiệp, nhưng chỉ cần lướt qua công cụ tìm kiếm trên mạng, đã bắt gặp vô số giải thưởng trong đủ loại lĩnh vực, ngành nghề, được tổ chức bởi rất nhiều hiệp hội, công ty truyền thông khác nhau. Tôn vinh, vinh danh một tổ chức, cá nhân là sự ghi nhận những thành tích và đóng góp của tổ chức, cá nhân đó với cộng đồng. Đây là hoạt động ý nghĩa biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó cổ vũ, động viên toàn xã hội. 

Tuy nhiên, theo ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội khóa XIII thì thời gian vừa qua, nhiều chương trình vinh danh, tôn vinh được tổ chức một cách dễ dãi. “Tôi còn nghe thấy có thông tin cứ doanh nghiệp nào chi một số tiền nhất định cho đơn vị tổ chức là được tôn vinh, vinh danh”, ông Lê Như Tiến cho biết.

Ở các nước trên thế giới, việc tôn vinh, vinh danh luôn đi kèm với việc thẩm tra từ người sử dụng hàng hóa và thực tế kiểm nghiệm. Các cơ quan chủ quản quản lý sản phẩm phải khẳng định về chất lượng sản phẩm. Ở nước ta, việc tôn vinh, vinh danh thương hiệu này, nhãn hàng kia đang diễn ra khá dễ dãi. Các đơn vị tổ chức vinh danh không thẩm tra xác minh sản phẩm của những đơn vị được vinh danh.

Theo ông Lê Như Tiến, hiện nay trên rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, xây dựng… cũng đều có những lễ vinh danh. Thế nhưng, một doanh nghiệp sắp được vinh danh thì chung cư của họ lại xảy ra cháy nổ, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Hay trường học được vinh danh là trường “chuẩn” thì lại xảy ra tình trạng giáo viên bạo hành học sinh… Trước thực trạng này, Nhà nước cần siết chặt quản lý các hoạt động tôn vinh, vinh danh.

Không thể rũ bỏ trách nhiệm

Đơn vị khi tổ chức các chương trình vinh danh, tôn vinh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tôn vinh, vì vậy khi xảy ra các sự việc như đối với Công ty TNHH Vinaca thì không thể nói là không có trách nhiệm. 

Bởi, các đơn vị này phải nghiên cứu kỹ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng gì, chất lượng và giá trị sản phẩm thế nào, đã được thực tế kiểm nghiệm, người dân sử dụng… 

Không những thế, các đơn vị đứng ra tổ chức các chương trình tôn vinh còn phải phối hợp với các cơ quan quản lý để thẩm tra, xác minh. Ví dụ trong lĩnh vực dược thì phải phối hợp với Bộ Y tế, Cục Dược và Sở Y tế địa phương.

Nguyễn Hương

Ngày 4/7, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với  Mai Diệp Thảo (SN 1981, trú tại thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu nghiêm trọng” gây thiệt hại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long số tiền trên 12,3 tỷ đồng, nhưng cựu Giám đốc cùng 2 thuộc cấp của bệnh viện này chỉ nhận mức án từ 1 đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Trần Thanh Sang (SN 1983, ngụ tỉnh Trà Vinh) xảy ra cự cãi với vợ chưa đăng ký kết hôn rồi bất ngờ gây thương tích nữ chủ nhà trọ và còn đâm con trai nạn nhân tử vong. 

Sau khi Báo CAND liên tiếp thông tin về sai phạm tại Dự án xây dựng tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, trong tháng 5 và 6 vừa qua các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã liên tiếp tham mưu cho UBND thành phố về việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng BOT dự án này…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文