Nhiều rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ

08:39 26/12/2018
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam vẫn ì ạch vì vướng nhiều rào cản.


Thiếu nguồn vốn

Theo các doanh nghiệp (DN), Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc mà các quy định hiện hành của pháp luật chưa thể giải quyết để tạo ra các cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy CNHT phát triển. Trong đó, chính sách tín dụng là một trong những vấn đề nhiều DN gặp phải.

Bộ Công Thương đánh giá, do đặc thù của sản xuất CNHT cũng như xuất phát điểm thấp của DN Việt Nam như: DN không có đủ tài sản để thế chấp vay vốn; báo cáo tài chính không khả thi do đầu tư ban đầu quá lớn, hồ sơ vay vốn khó thuyết phục cơ quan tín dụng…, các DN CNHT rất khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Để phát triển CNHT, điều kiện tiên quyết là phải có ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong nước phát triển.

Hiện nay, các DN FDI hoạt động trong cùng lĩnh vực CNHT thường vay vốn từ công ty mẹ hoặc từ ngân hàng nước ngoài với lãi suất chỉ từ 1-3%, trong khi đó các DN trong nước phải vay với lãi suất từ 8-10%. Sự chênh lệch lớn này đã làm triệt tiêu sự cạnh tranh của các DN trong nước.

“Có thể đánh giá đây là một trong những nguyên nhân, rào cản chính khiến các DN CNHT khó khăn trong việc đầu tư sản xuất, dẫn đến việc cản sản phẩm của DN trong nước khó tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói.

Đứng từ góc độ đại diện cho DN, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, ngành da giày chưa có sự kết nối, chia sẻ lợi ích (như tạo thị trường trong nước, liên danh liên kết…) với các ngành công nghiệp khác như cơ khí, tự động hóa, hóa polime, môi trường... trong việc phát triển CNHT sản xuất nguyên phụ liệu da giày.

Ngoài ra, Nhà nước và các địa  phương chưa có quy hoạch cụ thể về các khu/cụm CNHT cho ngành da giày; chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất nguyên phụ liệu da giày (da nguyên liệu, xơ bông, xơ nhân tạo, hóa chất…) và chưa có chính sách thiết thực khuyến khích sản xuất nguyên phụ liệu trong nước để phục vụ sản xuất, xuất khẩu (XK)...

Do vậy, ông Thuấn đề xuất: CNHT ngành da giày được áp dụng các chính sách ưu đãi như đối với phát triển các CNHT khác, trong đó có những ưu đãi về khuyến khích đầu tư, các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng XK. “Về tài chính, đề nghị Bộ Tài chính soạn thảo trình Chính phủ phê duyệt các biện pháp tăng cường các chính sách tài chính hiện có, với những ưu đãi cao hơn đối với sản xuất nguyên phụ liệu da giày về thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế thu nhập DN, thuế VAT…

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựng các chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn ngân hàng, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng XK của Nhà nước; xây dựng chương trình hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng các khu/cụm công nghiệp thuộc da và sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu da giày”, ông Thuấn đề xuất.

Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng: Sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều DN CNHT chưa tiếp cận được các ưu đãi theo quy định. Với lĩnh vực khoa học, công nghệ, sự gắn kết giữa các Viện nghiên cứu, Trường đại học với các DN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn hạn chế, không ít các sản phẩm nghiên cứu vẫn gặp rất nhiều khó khăn về ứng dụng và phát triển sản phẩm.

Cũng theo Thứ trưởng Tạc, hiện vẫn thiếu những cơ chế chính sách đủ mạnh về việc tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm đầu ra được áp dụng rộng rãi trong thực tế, chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ bảo đảm bù đắp rủi ro trong nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Điều này đã phần nào hạn chế khả năng ứng dụng của các DN công nghệ cao trong lĩnh vực CNHT.

Sẽ có trung tâm nghiên cứu phát triển CNHT

Bên cạnh chính sách, nội tại “sức khỏe” của DN CNHT Việt Nam cũng còn rất nhiều điều đáng bàn. Theo báo cáo của Bộ Công Thương: Hiện tại trên toàn quốc trong số khoảng 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện chỉ có khoảng hơn 300 DN trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Mặc dù đây là nền tảng để công nghiệp hóa, các năm qua số lượng các DN thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn chưa nhiều.

Mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của DN đã từng bước được cải thiện, các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các DN CNHT Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Đáng chú ý, khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các DN sản xuất nội địa còn rất lớn. Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng sản phẩm CNHT, tuy nhiên rất ít DN có chiến lược phát triển dài hạn để có thể đầu tư chiều sâu về thiết bị, công nghệ, quản lý, cũng như nhân lực.

Cơ hội khá lớn, song để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển mở ra, ngành CNHT cần từng bước khắc phục các hạn chế đã và đang tồn tại dai dẳng. Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh năng lực của các DN trong nước còn hạn chế, chưa đủ sức để vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, để phát triển CNHT, điều kiện tiên quyết là phải có ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong nước phát triển, mở ra cơ hội thị trường cho các DN CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

“Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng, hy vọng sắp tới có điều kiện tiếp cận, phải hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cho CNHT, trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam. Những trung tâm này không chỉ tập trung vào giới thiệu công nghệ, hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ cho DN thông qua hợp tác quốc tế và các chính sách của Chính phủ nói chung mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, từ đó những trung tâm này sẽ đóng góp cả vào sự phát triển về giá trị gia tăng”, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Mục tiêu chung đặt ra trong phát triển CNHT là xây dựng và phát triển CNHT đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và XK 25% giá trị sản xuất công nghiệp. 

Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa. Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 DN CNHT đủ năng lực cung ứng cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2.000 DN.

Lưu Hiệp

Sáng nay 4/12, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Phú Yên về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng và bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2024. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Cục nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ Công an.

Chiều 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý theo thẩm quyền.

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

Sáng 4/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội TTGT quận Cầu Giấy; Đội CSGT-TT Công an quận Cầu Giấy cùng Công an phường Trung Hòa triển khai lực lượng làm nhiệm vụ tại khu vực nút giao thông Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh, trong đó tập trung công tác chỉ huy, điều tiết phân luồng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Ngày 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Trần Quốc Hưng (SN 1965, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về hành vi “Vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Nói về sự cần thiết, bắt buộc phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều đảng viên, cán bộ, nhân dân đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, coi đây là một “cuộc cách mạng” quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn…

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời cơ mà tội phạm “tín dụng đen” triệt để lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân vay tiền. Đáng chú ý, loại tội phạm này có sự biến tướng trong phạm vi, phương thức hoạt động từ môi trường thực tế lên không gian ảo, khiến không ít người rơi vào ma trận trực chờ sập bẫy.

Lầu Năm Góc xác nhận rằng Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công vào các tài sản quân sự ở miền Đông Syria sau một cuộc tấn công bằng tên lửa gần một trong các căn cứ của họ.

Vào ngày 31/12/2024, sau hơn 3 năm áp dụng, Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ chính thức dừng lại. Thay vào đó, từ 1/1/2025, Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ bắt đầu có hiệu lực với hàng loạt các điểm mới phù hợp hơn với thực tế.

Yonhap đưa tin, rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật. Trước đó, 190 nghị sĩ có mặt tại phiên họp khẩn quốc hội Hàn Quốc lúc 0h47 (giờ địa phương), đều nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật mà tổng thống ban bố. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文