Sao Mai Group đầu tư Nhà máy Chế biến thức ăn thủy sản 360.000 tấn/năm

08:00 01/11/2017
Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản  Sao Mai có công suất 360.000 tấn/năm vừa được hoàn thành. Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực tạo việc làm và hướng tới mục tiêu cao cả vì tương lai bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.

Kiên định mục tiêu phát triển ngành thủy sản bền vững 

Trong chuỗi giá trị cá tra, thức ăn thủy sản chiếm khoảng 60-65%  giá trị toàn chuỗi. Tập đoàn Sao Mai đã quyết định đầu tư hơn 800 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy thức ăn thủy sản, công trình có công suất 360.000 tấn/năm, với kỳ vọng sản xuất ra thức ăn thủy sản (TATS) có giá cả cạnh  tranh, sản phẩm không chất kháng sinh và các chất cấm theo qui định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên liệu đầu vào được nhà máy kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo đúng chất lượng như tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 864: 2006, 10 TCN 984: 2006. 

Giai đoạn đầu, Nhà máy TATS Sao Mai sẽ sản xuất 2 loại thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi đạt tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 10300: 2014. Sao Mai Super Feed của nhà máy có hệ số FCR thấp sẽ mang đến lợi nhuận cao cho các vùng nuôi để cá tra nguyên liệu khi đưa về nhà máy chế biến sẽ đạt định mức tốt.

Phối cảnh dự án Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Sao Mai.

Với sự tư vấn kỹ thuật của nhóm Giáo sư - TS hàng đầu Việt Nam, máy móc thiết bị của nhà máy được nhập khẩu có hệ thống nạp nguyên liệu tự động theo công nghệ mới nhất của châu Âu và Hoa Kỳ cùng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, ham học hỏi, nhiệt huyết, nhà máy sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn như: HACCP, ISO, GLOBAL GAP, ASC, BAP. Bộ tiêu chuẩn này cùng với các tiêu chuẩn mà Trại sản xuất giống, trang trại nuôi cá và hai nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đã đạt được sẽ đảm bảo đáp ứng toàn bộ những tiêu chí của các thị trường khó tính như EU và Hoa Kỳ.

Nhà máy có vị trí thuận lợi nơi giao thoa của 2 con sông lớn chảy qua 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. Nơi hình thành nên những yếu tố thuận lợi của nghề nuôi trồng thủy sản và canh tác lương thực. Tựa lưng vào những tài nguyên tiềm tàng, nhà máy chế biến TATS Sao Mai sẽ tạo thêm nhiều việc làm, ổn định đời sống cho hàng ngàn hộ nông dân giúp họ bám đất, giữ ruộng để sáng tạo. Sao Mai Super Feed – sản phẩm của Nhà máy sẽ góp phần nâng cao sản lượng của cả toàn ngành công nghiệp cá tra Việt Nam.

Quyết đoán trong đầu tư đạt hiệu quả

Gần hai mươi năm qua, từ một loài cá bản địa, khai thác tự nhiên, con cá tra đã phát triển và trở thành sản phẩm chiến lược của Việt Nam khi thị trường tiêu thụ đã vươn đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, sản lượng nuôi trồng đã tăng hơn 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần, đóng góp gần 2% GDP cả nước.

Nhóm sản phẩm cá tra chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản cả nước, bởi chỉ sử dụng diện tích rất nhỏ để nuôi (khoảng 6.000ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng  ĐBSCL.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, tương lai của ngành cá tra Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu không đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và trong rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm thì những vấn đề R&D cần được tập trung đầu tư càng sớm càng tốt là: Nghiên cứu sinh sản, cải thiện di truyền giống cá tra, Nghiên cứu dinh dưỡng và thức ăn cho cá tra.

Tập đoàn Sao Mai đã có sự phán đoán chính xác về nhu cầu của khách hàng luôn hướng đến việc kiểm soát được chất lượng cho toàn chuỗi và dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, Sao Mai đã nhanh chóng đầu tư rất lớn vào chuỗi giá trị cá tra bao gồm: Các trang trại nuôi cá của Tập đoàn và các trang trại nuôi liên kết, 2 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu công suất 600 tấn nguyên liệu/ngày, nhà máy chế biến phụ phẩm công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày, nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày. 

Mô hình 3F (Feed-Farm-Food) của Sao Mai đã hình thành từ bài học kinh nghiệm của ngành Nông nghiệp Nhật Bản theo tiêu chí 3H (Health, Hi.Quality, Hi.Technology - Sức khỏe - Chất lượng cao - Công nghệ cao). Đó cũng là xu hướng chung của ngành sản xuất nông nghiệp hiện đại trên thế giới mà Tập đoàn Sao Mai đã nắm bắt trước đây nhiều năm.

Quang Trưởng

Cục CSĐT tội phạm về ma túy Bộ Công an vừa triệt phá tổ chức sản xuất trái phép ma túy tổng hợp quy mô lớn tại xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Đây là khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, đường vào khó khăn. Các đối tượng luôn cắt cử người canh gác suốt ngày đêm cùng với hệ thống camera giám sát và chó để phát hiện người lạ xâm nhập.

Sau 13 ngày tích cực điều tra đến nay, Cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh và Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng các đơn vị nghiệp vụ khác đã làm rõ hoạt động gây án của nhóm đối tượng giả danh Công an, cướp hơn 2 triệu USD. Cơ quan Công an bắt giữ thêm Lò Việt Chung (SN 1993, ngụ tỉnh Đồng Nai) về hành vi che giấu tội phạm.

Chiều 26/3 tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nghề nghiệp số 2 - Bộ tư lệnh CSCĐ ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Tiểu ban diễu binh, diễu hành Bộ Công an đã tổ chức hợp luyện các lực lượng CAND tham gia diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)…

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo nhận được nhiều ý kiến của đại biểu quốc hội (ĐBQH). Sau khi được rà soát, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, dự thảo luật được đưa ra thảo luận, góp ý kiến tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV đã làm rõ hơn nhiều vấn đề so với dự thảo luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Sau hai ngày mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 38 bị cáo trong vụ án mua bán trái phép hóa đơn và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Thành An, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi, chiều 26/3, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội kết thúc phần xét hỏi.

Ngày 26/3, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (SN 1956, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm có đơn kháng cáo về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng  SCB) và các đơn vị liên quan. Đây là giai đoạn 2 của “đại án” Vạn Thịnh Phát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.