Sở hữu trí tuệ ở EVFTA: Doanh nghiệp dễ bị tranh chấp, kiện tụng

08:26 29/08/2019
Các quy định về chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA có thể khiến doanh nghiệp của Việt Nam đối mặt nguy cơ, chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, thậm chí rơi vào tranh chấp, kiện tụng.


Đó là cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị “Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) – Các cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần lưu ý” do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 27-8.

Sở hữu trí tuệ - “chìa khóa” phát triển 

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, với EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 85,6% số mặt hàng (tương đương 70,3% kim ngạch) xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 7 năm, 99,2% số mặt hàng sẽ được hưởng thuế 0%. Điều này sẽ giúp Việt Nam tận dụng mạnh hơn nữa cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, bước ký kết Hiệp định mới chỉ là khởi đầu cho một chặng đường mới. 

“Vấn đề sở hữu trí tuệ nội dung mới xuất hiện trong một số ít FTA mà Việt Nam tham gia, trong đó có Hiệp định EVFTA. Trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh là cơ sở, tiền đề để một quốc gia kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp.

Với mức độ cam kết khá cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ về sửa đổi pháp luật trong nước. Trong khi đó, nhận thức chung về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn thấp. Do vậy, việc tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức của công chúng và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực này là điều hết sức cần thiết. 

Theo ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhìn chung, đa số các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA là phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh. 

Tuy nhiên, ông Chu Ngọc Anh cũng cảnh báo thêm, việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm minh hơn có thể khiến doanh nghiệp của Việt Nam nếu không nhận thức rõ nguy cơ, sẽ phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát, đặc biệt là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng.

Doanh nghiệp, người dân vẫn xem nhẹ “sở hữu trí tuệ”

Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, Hiệp định EVFTA là một FTA thế hệ mới, với những cam kết sâu hơn và bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó nâng cao việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, là một trong những nội dung mà các quốc gia thành viên phải thực thi. 

Trong khi đó, EU là khu vực xuất khẩu các sản phẩm trí tuệ hàng đầu thế giới, vì thế cũng có nhu cầu tăng cường bảo hộ cũng như thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ. EU cũng đồng thời có chế độ bảo hộ đặc thù đối với chỉ dẫn địa lý và rất chú trọng việc bảo hộ loại quyền sở hữu trí tuệ này. 

Về phía mình, Việt Nam cũng muốn có không gian cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm sở hữu trí tuệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, khoa học, xã hội với chi phí thấp nhất có thể.

Vì vậy, ông Linh cho rằng, việc nhận diện những thách thức đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam là hết sức cần thiết, nhằm tránh những rủi ro trong dài hạn và có những điều chỉnh phù hợp. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta vẫn đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. 

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho hay, các biện pháp kỹ thuật chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (TPM) mở rộng các hành vi sử dụng xâm phạm TPM, không chỉ áp dụng đối với việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối, lắp ráp, bán, cho thuê... mà còn áp dụng với việc tàng trữ với mục địch thương mại, cung cấp dịch vụ nhằm quảng bá, thúc đẩy. 

Nói về giải pháp, bà Trang cho rằng các doanh nghiệp chủ thể quyền và đại diện sở hữu trí tuệ phải thay đổi nhận thức, nhận biết được các quyền mới và tham gia mạnh hơn vào quá trình nội luật hoá. Theo bà Trang, các cam kết này không chỉ giúp gia tăng lợi ích kinh tế, tăng động lực sáng tạo mà còn góp phần tiết kiệm chi phí, tự tin trong đăng ký bảo vệ quyền.

Lưu Hiệp

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文