Sữa Việt đến với thị trường khó tính

09:50 31/01/2018
Mấy ngày trước, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đã ký hợp đồng trị giá 20 triệu USD với đối tác Delori đến từ Hoa Kỳ.

Theo các chuyên gia, đây là tín hiệu vui ngay trong những ngày đầu năm 2018 trong lĩnh vực xuất khẩu của sản phẩm thuần Việt sang thị trường được xem là khó tính nhất thế giới. Theo TS Trần Du Lịch, với sự kiện này, NutiFood - một doanh nghiệp dân doanh, thuần túy Việt Nam, được xem là “con chim Việt” đầu đàn đưa ngành chế biến sữa của nước ta vươn ra thế giới.

Theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm quan trọng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của con người.

Ngành sữa Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước với mức tăng trưởng nhanh chóng, năm sau luôn cao hơn năm trước, trung bình từ 15-17%/năm.

Để có được hợp đồng đưa sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ, NutiFood đã phải tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ.

Ngành sữa đang từng bước phát triển bền vững, theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội. 

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, năm 2015, Việt Nam sản xuất 1,9 tỷ lít sữa tươi, mức tiêu thụ đạt trung bình 21lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.

Đến năm 2020, Việt Nam sản xuất 2,6 tỷ lít, mức tiêu thụ 27lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120-130 triệu USD và đến năm 2025, sản xuất 3,4 tỷ lít, mức tiêu thụ 34lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.

Theo số liệu chưa đầy đủ, năm 2017 vừa qua, doanh thu toàn ngành sữa đạt trên 100.000 tỷ đồng (tăng 10,5% so với năm 2016), sản phẩm sữa tươi 1.333,4 triệu lít (tăng 6,6% so với năm 2016), sữa bột đạt 127,4 nghìn tấn (tăng 10,4% so với năm 2016); nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa 868 triệu USD (tăng 1,9% so với năm 2016); kim ngạch xuất khẩu đạt trên 300 triệu USD; đàn bò sữa tính đến tháng 10-2017 đạt 301.649 con (tăng 10% so với năm 2016)  và  mức tiêu thụ sữa bình quân là 26 lít.

Đạt được những kết quả nêu trên, trong những năm qua các doanh nghiệp của ngành sữa đã không ngừng quan tâm đầu tư, nâng cấp với hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ, tự động hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến của các hãng có uy tín lớn trên thế giới như: Tetra Pak, Delaval (Thụy Điển); APV (Đan Mạch); DEA, Benco Pak (Italia); Combibloc (Đức)...

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và hiện đa số các doanh nghiệp đã và đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22.000, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. 

Nhiều doanh nghiệp đã liên kết với các viện nghiên cứu về dinh dưỡng trong và ngoài nước tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong thời gian qua một số doanh nghiệp đã hướng đầu tư sản xuất ra nước ngoài, xuất khẩu sang một số nước ở châu Á và Trung Đông chủ yếu với dòng sản phẩm như sữa nước, sữa chua…

Là một quốc gia đông dân, năm 2016 trên 93 triệu người và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm; tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. 

Dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ tăng lên trên 28 lít sữa/năm/người. Tiềm năng của ngành sữa nói chung và nhu cầu dinh dưỡng thông thường, dinh dưỡng dùng y học (dùng cho trẻ nhỏ, người già và người bệnh),... nói riêng còn rất lớn.

“Để hoàn thành các chỉ tiêu theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đề ra và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đọan 2011-2020 và tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới các doanh nghiệp ngành sữa không ngừng quan tâm đầu tư nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao dây chuyền sản xuất hiện đại, nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu”, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam ông Trần Quang Trung cho biết. 

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng trưởng ở mức cao. Hiện Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa hai nước tăng 47 lần so với 1994 - năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Cụ thể, năm 1994, con số chỉ 220 triệu USD nhưng đến cuối năm 2017, con số đã lên tới 50,81 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Luôn duy trì mức thặng dư lớn trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ, tuy nhiên, theo ông Linh, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn là các mặt hàng truyền thống (dệt may, đồ gỗ, máy móc thiết bị điện tử…), trong khi các sản phẩm thực phẩm, hàng tiêu dùng liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người; đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em, trong đó có sữa các loại vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường đặc biệt khó tính này. Nguyên nhân chính là do thị trường Hoa Kỳ có những yêu cầu rất cao đối với nhóm các sản phẩm này, được quy định chi tiết tại Đạo luật liên bang về Thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm, trong đó đặt ra nhiều yêu cầu cụ thể về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng, kiểm soát chất lượng dinh dưỡng, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất và triệu hồi sản phẩm.
Thái Bình

Giữa rừng xanh trập trùng, thêm hai mái nhà mới khang trang, vững chãi vừa được khánh thành ở bản Huổi Hán và Mấn 2, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là hai trong số hàng nghìn ngôi nhà đã và đang được Bộ Công an xây dựng tại Lai Châu. Dù không phải là những công trình đồ sộ, cũng không phải là phép màu từ cổ tích, những ngôi nhà này là hiện thân của nghĩa tình, trách nhiệm và tình yêu thương mà Bộ Công an mang đến dành tặng đồng bào vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Những giây phút đếm ngược đến đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), cũng là những phút đếm ngược thời khắc lên đường tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) của ba sĩ quan Công an thuộc Tổ công tác số 5. Thật tự hào khi các sĩ quan lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế vào dịp đặc biệt của đất nước.

Chiều 24/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức chương trình Gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Viết tiếp bản hùng ca”, nhằm tri ân đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của TTXVN đã từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia.

Giám đốc Công an TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho CLB CAHN lọt vào Top 3 V.league 2024/2025 đồng thời giành chức vô địch Cúp Quốc gia 2024/2025; giành ngôi vô địch Giải vô địch các CLB Đông Nam Á góp phần đưa bóng đá Công an Hà Nội vươn tầm khu vực.

Ngày 24/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Hội thảo “Biến đam mê công nghệ thành bước đệm sự nghiệp” đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp học sinh, sinh viên định hướng lộ trình phát triển bản thân phù hợp, những thách thức của sinh viên từ giảng đường bước vào thị trường lao động; những cơ hội ngành nghề cho giới trẻ trước làn sóng bùng nổ công nghệ cũng như cách thức nâng cao kỹ năng để sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Không khí tưng bừng trên từng góc phố, con đường. Màu cờ nhuộm đỏ các tuyến phố chính, những con hẻm nhỏ, tung bay trong tự do như hân hoan chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ai cũng hân hoan chiêm ngưỡng sự bình yên, vẻ đẹp của  thống nhất….

Chiều 24/4, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt giữ Trương Thanh Nhã (SN 2000, ngụ Cà Mau) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Nhiều tháng không có mưa khiến cuộc sống và sinh hoạt của người dân tại các xã Lục Khu, huyện Hà Quảng, Cao Bằng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nước trầm trọng. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Cao Bằng không quản ngại khó khăn, kịp thời triển khai nhiều đợt tiếp nước miễn phí đến tận các bản làng xa xôi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.