Sức ép của TPP đối với vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước

09:18 28/03/2016
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một yêu cầu bắt buộc cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai, nhưng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, kể cả TPP, không tạo ra sức ép lớn cho sự cải cách này. Đây là khẳng định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển tại hội nghị bàn tròn với các chuyên gia của World Bank (WB) và các chuyên gia Việt Nam về TPP được tổ chức vào giữa tháng 3 vừa qua.

Việc Việt Nam tham gia TPP được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước kỳ vọng sẽ tạo ra động lực lớn để cải cách thể chế và cải cách DNNN. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển, thực chất Việt Nam cải cách DNNN do nhu cầu tự thân và đây không phải là giai đoạn cải cách mạnh mẽ nhất của Việt Nam liên quan đến vấn đề này. 

Cụ thể, báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội phục vụ tiến trình đi đến phê chuẩn hiệp định này cho biết tuy có 3 nội dung đáng chú ý các DNNN sẽ phải tuân thủ như cạnh tranh bình đẳng, không được trợ cấp quá đáng gây méo mó thị trường và phải công khai hoạt động, nhưng không phải tất cả các DNNN đều phải thực hiện các cam kết này. 

Cải cách DNNN xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế Việt Nam.

Các DNNN có doanh thu hằng năm thấp hơn khoảng 16.000 tỷ đồng (vào thời điểm khi TPP bắt đầu có hiệu lực) và thấp hơn khoảng 6.500 tỷ đồng (khi có hiệu lực được 5 năm) sẽ không phải thực thi phần lớn các nghĩa vụ của hiệp định. Với ngưỡng này, dự kiến chỉ một số rất ít DNNN lớn là thuộc diện điều chỉnh (bao gồm cả các DNNN đã cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ). 

Việt Nam đã bảo lưu được việc loại trừ tất cả các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới quốc phòng - an ninh. Một vài doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tham gia kinh doanh thông thường trên thị trường và có cạnh tranh với doanh nghiệp thông thường của các nước TPP thì phải tuân thủ cam kết. Ngoài ra, Việt Nam cũng loại trừ tất cả các doanh nghiệp công ích và các hoạt động thực hiện các chương trình có ý nghĩa quan trọng chiến lược như phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế vùng sâu - vùng xa, an ninh lương thực và các chương trình an sinh xã hội…

Với bề dày kinh nghiệm về đàm phán quốc tế và nghiên cứu các Hiệp định Việt Nam ký kết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng TPP không gây ra áp lực lớn cho việc cải cách DNNN. 

“Quan điểm cho rằng Việt Nam sử dụng hội nhập để cải cách DNNN là không đúng. Đầu tiên là do tự nhu cầu của Việt Nam, do việc kém hiệu quả của các DNNN, bắt đầu từ năm 1990. Cải cách DNNN mạnh nhất diễn ra dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi Việt Nam đưa từ khoảng 12.000 DNNN xuống còn vài nghìn, giải tán một loạt, cổ phần hóa một loạt, dù lúc ấy chưa có hội nhập gì cả”. 

So với ngưỡng ban đầu (các DN dưới 16.000 tỷ đồng không phải thực hiện hầu hết các cam kết), thì có không quá 50 DNNN có thể thuộc diện điều chỉnh, trong khi số lượng của chúng ta theo định nghĩa của TPP có thể hàng nghìn. Do đó, muốn cải cách, Việt Nam phải tự chủ động.

Nói về việc cải cách DNNN đang được tiến hành hiện nay, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng, có một hiện tượng “kỳ quặc” đang diễn ra, biểu hiện ở việc số DN được tham vọng cổ phần hóa là quá nhiều, trong khi lượng cổ phần bán được không đáng bao nhiêu. 

Các doanh nghiệp Nhà nước phải đẩy mạnh cải cách khi gia nhập TPP. Ảnh: Hiền Hạnh.

“Trong 2 năm 2014 – 2015, Thủ tướng yêu cầu cải cách 400 DN, thực tế làm được hơn 130 DN, tốc độ như vậy là khá, bởi con số đưa ra là quá tham vọng. Nhưng rất tiếc, sau cổ phần hóa, cổ phần của Nhà nước trong số DN này vẫn khoảng hơn 90%, nên không có ý nghĩa gì trong thay đổi quản trị cả. Khu vực Nhà nước vẫn chiếm rất nhiều lĩnh vực kinh doanh độc quyền và chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường. Mặc dầu số lượng DNNN đã giảm thiểu so với trước đây, nhưng tỷ trọng đóng góp trong nền kinh tế Việt Nam vẫn trên 30% - là mức rất lớn và kém hiệu quả vì chiếm rất nhiều tài sản, sử dụng một lượng tín dụng rất lớn. Nếu như không cải cách DNNN thì không thể nào tạo ra môi trường cạnh tranh”.

Theo thông tin từ ông Lương Hoàng Thái – Phó Trưởng đoàn đàm phán TPP, TPP không cấm một nước duy trì DNNN, đó là quyền của mỗi quốc gia, nhưng TPP đặt ra các nguyên tắc cho phép DN tư nhân có thể kiện nếu DNNN được ưu đãi để cạnh tranh bất bình đẳng, yêu cầu chấm dứt ưu đãi. 

Ông Thái hi vọng, đây là động lực để đến một lúc nào đó, DNNN sẽ không muốn trở thành DNNN nữa, vì không còn ưu đãi, ngược lại còn bị ràng buộc chặt hơn. Ví dụ một DN dệt may ở trung tâm thành phố di dời ra ngoại thành, nếu là DN tư nhân, có thể nhận trợ cấp từ ngân sách, nhưng DNNN lại không được. 

Ông Thái dẫn trường hợp Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lãnh đạo tập đoàn này cũng đã từng khẳng định mình hoạt động được dù là DNNN, thì không có lý do gì không hoạt động được khi là DN tư nhân. Cho rằng các hiệp định thương mại tự do chưa đi đến cùng trong việc tạo ra một mô hình hoàn hảo trong quản trị DNNN, nhưng theo ông Lương Hoàng Thái, việc một số nguyên tắc đã được đặt ra như cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch… sẽ giúp một ngày nào đó DNNN cũng hoạt động theo nguyên tắc thị trường, không cần đặt vấn đề cơ quan nào được giao quản lý, hay lãnh đạo DNNN do ai chỉ định.

Vũ Hân

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn trên, đặc biệt là các lời mời kết bạn trên mạng xã hội để chat sex, gọi video, gửi hình ảnh nhạy cảm. Khi gặp các trường hợp bị đe dọa như trên, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Sáng 9/5) Cơ quan CSĐT Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Trần Văn Duy (SN 1991, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” để chiếm đoạt tài sản.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 17 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng có 10 lần tăng và 7 lần giảm giá, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 9 lần tăng và 8 lần giảm giá, mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng và 5 lần giảm giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文