TP HCM gỡ vướng đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật Bản

02:38 19/12/2018
Ngày 18-12, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại TP HCM tổ chức “Hội nghị Bàn tròn DN Nhật Bản 2018” giữa chính quyền TP HCM và cộng đồng DN Nhật Bản tại TP HCM.


Đây là sự kiện thường niên, duy trì liên tục trong suốt 17 năm qua để chính quyền TP Hồ Chí Minh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN nước ngoài nói chung và DN Nhật Bản nói riêng, cũng như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng môi trường đầu tư chất lượng tại TP theo phương châm “năm sau tốt hơn năm trước”. 

Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh khẳng định, nhìn chung môi trường đầu tư của TP Hồ Chí Minh có cải thiện đáng kể, thông thoáng hơn, minh bạch hơn giúp giảm chi phí, thời gian cho DN. Tuy nhiên, để đón làn sóng đầu tư của DN Nhật Bản dịch chuyển từ các nước, cũng như lượng đầu tư mới, đòi hỏi Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư. 

Hội nghị Bàn tròn DN Nhật Bản 2018.

Theo Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, tuy lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã giải quyết nhiều vướng mắc, khó khăn cho DN Nhật Bản, nhưng vẫn còn tồn đọng một số vấn đề, phía Nhật Bản rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa. 

Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC cho biết: “ITPC đã làm việc với Hiệp hội DN Nhật Bản để tổng hợp những khó khăn, vướng mắc từ các DN Nhật Bản. Có tất cả 38 câu hỏi của các DN cần được giải đáp liên quan đến 4 nhóm lĩnh vực: Môi trường - Đời sống; Pháp luật - Lao động; Thuế; Hải quan. Trong đó, có 16 nội dung vấn đề phát sinh mới trong năm 2018 và 22 nội dung đánh giá lại các vấn đề của các năm 2016 – 2017”. 

Tại Hội nghị, tất cả những khó khăn, vướng mắc thuộc nhiều lĩnh vực của các DN Nhật Bản đều đã được giải quyết thỏa đáng. Tính đến tháng 11-2018, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ năm tại TP Hồ Chí Minh với 1.247 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đạt gần 4,2 tỷ USD. So với năm 2017, TP Hồ Chí Minh đã có thêm hơn 200 dự án đăng ký mới và hơn 200 triệu USD vốn đầu tư gia tăng từ Nhật Bản.

Thúy Hà

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文