TPBank dành 3.000 tỷ đồng ưu đãi doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch cúm do virus corona (nCoV)

16:57 12/02/2020
Cùng với các biện pháp xem xét gia hạn nợ, cơ cấu nợ, không áp dụng lãi phạt…, ngân hàng còn triển khai các gói cho vay ưu đãi lên tới 3.000 tỷ đồng với lãi suất giảm từ 1.0% tới 1.5% so với biểu lãi suất hiện hành để đồng hành cùng các doanh nghiệp.

Dịch cúm do virus corona (nCoV) đã gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa mới thông báo sẽ triển khai các gói cho vay ưu đãi bằng VND và ngoại tệ với tổng giá trị gần 3.000 tỷ đồng và mức lãi suất giảm từ 1.0% - 1.5% so với biểu lãi suất hiện hành của TPBank nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch cúm do virus corona (nCoV) gây ra. 

Các đối tượng được hưởng ưu đãi là các khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu... bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gây ra bởi virus nCoV.  Chương trình được áp dụng từ ngày 12/2 đến hết 30/6/2020.

Bên cạnh đó, TPBank sẽ tiến hành rà soát để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi dịch cúm nCoV như du lịch, khách sạn, các công ty vận tải lữ hành, các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung quốc và các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa từ Trung Quốc.

Đại diện TPBank cho biết “ngân hàng sẽ xem xét gia hạn nợ, cơ cấu nợ mà không áp dụng lãi phạt, xem xét giảm lãi hoặc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép không chuyển nhóm nợ với các khách hàng này. Đồng thời, TPBank sẽ tiếp tục xem xét cho vay thực hiện các phương án kinh doanh mới của khách hàng.”

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ xem xét chính sách giảm lãi suất cho các nhóm khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch nCov với mức giảm từ 0.5% - 1% từ nay cho tới hết tháng 6/2020. Đồng thời TPBank sẽ xem xét ân hạn gốc 3 tháng với những nhóm khách hàng mất hoàn toàn nguồn thu do dịch bệnh.

Đây cũng chính là hành động thiết thực của TPBank để khẳng định sự đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp và cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của ngân hàng với xã hội và người dân.

PV

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan; khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.

Quảng cáo làm giấy tờ, bằng cấp giả nhanh với giá rẻ trên nhiều trang mạng xã hội; thông qua hệ thống chuyển phát bưu điện, hàng chục ngàn giấy tờ giả, bằng cấp giả do đường dây của Nguyễn Thành Thái và Trần Xuân Hiển sản xuất đã được chuyển đi nhiều tỉnh thành trong toàn quốc, kiếm lợi bất chính trên 100 tỷ đồng.

Mỗi một vụ hỏa hoạn xảy ra, không chỉ là hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy, mà qua đó cho thấy, sự cần thiết trong việc trang bị các kiến thức, kỹ năng thoát nạn tự cứu mình. Những người sống sót trong các vụ hỏa hoạn đã chia sẻ những kinh nghiệm để thoát khỏi “biển lửa”. Đây chính là kiến thức “bỏ túi” quan trọng, cẩm nang “Cháy - kỹ năng phòng và thoát nạn”.

Ngày 24/5, Công an huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cho biết, đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam tài xế Trần Quang Đạt (SN 1975, ngụ tại phường An Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Chiều 24/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác để thảo luận, đề ra lộ trình, giải pháp thực hiện đối với 3 nhóm vấn đề: Đề án 06; Nghị quyết 175 về Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; triển khai Luật Căn cước năm 2023.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文