Tám doanh nghiệp sữa thoát 'án' truy thu hàng trăm tỷ tiền thuế

17:02 06/01/2016
Đây là thông tin đáng chú ý tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ký ngày 5-1 của Bộ Tài chính. Theo đó, các doanh nghiệp sữa có thể sẽ không bị truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền thuế với mặt hàng chất béo khan của sữa (AFM), khi Bộ Tài chính thừa nhận những quy định về mức thuế nhập khẩu mặt hàng trên là chưa hợp lý.

Cụ thể, văn bản do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký nêu rõ, sau khi tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn quốc tế và ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Y tế thì thấy hai mặt hàng Anhydrous milkfat (AMF- còn gọi là chất béo khan của sữa) và Anhydrous Butterfat (ABF – chất béo khan của bơ) có thành phần cơ bản tương tự nhau, cùng là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa chua, sữa hoàn nguyên các loại… và “chỉ khác nhau ở chỉ số peoxide, nguyên liệu đầu vào và sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất”.

Trên thế giới cũng có sự khác nhau trong phân định hai mặt hàng trên. Trung Quốc phân loại chung 2 mặt hàng vào một mã số, trong khi Thái Lan tách thành 2 dòng riêng biệt. Còn các nước châu Âu, Nga, Nhật Bản không tách riêng dòng hàng theo tên định dang mà chi tiết dòng hàng theo hàm lượng chất béo.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, việc xác định bản chất hàng hóa, thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất của hai mặt hàng AMF và ABF thông qua công tác giám định khó khăn vì đây là hai mặt hàng “dễ lẫn.” Cụ thể, qua tham khảo tài liệu quốc tế, Bộ Công thương và Bộ Y tế, văn bản của Bộ Tài chính thống kê, đây đều là các sản phẩm chất béo được sản xuất bằng cách loại bỏ hầu hết nước và chất khô không béo với hàm lượng chất béo từ 99,8% trở lên, hàm ẩm từ 0,1% trở xuống. Ngoài ra, những yếu tố về axít béo tự do, đồng, sắt của chất béo khan của bơ và chất béo khan của sữa đều tượng tự nhau. Điểm khác nhau ít ỏi theo Bộ Tài chính là đầu vào nguyên liệu của chất béo khan từ bơ có độ tuổi khác nhau và có thể sử dụng chất trung hòa trong khi chất béo khan của sữa có đầu vào nguyên liệu thô, tươi và không thêm chất trung hòa.

Bộ Tài chính đã áp thuế 5% đối với cả hai mặt hàng AMF và ABF.

Trước những phản ứng từ doanh nghiệp và Đại sứ quán New Zealand, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, mặt hàng chất béo khan từ sữa có mức thuế nhập khẩu ưu đãi 15% là cao nếu so sánh với mặt hàng chất béo khan của bơ (5%) và các sản phẩm khác cùng là nguvên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được (ví dụ dầu bơ hiện có mức thuế 5%). Theo đánh giá của đại diện Bộ Tài chính, những vướng mắc trên xuất phát từ chính sách, quy định về mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng chất béo khan của sữa chưa hợp lý, thiếu tính minh bạch. Điều này khiến các sản phẩm có cùng thành phần cấu tạo, cùng công dụng, được sử dụng thay thế cho nhau lại có mức thuế nhập khẩu khác nhau. Qua đó, Bộ Tài chính đề nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của doanh nghiệp, đã được cơ quan hải quan chấp nhận để thông quan. Đồng thời, Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế nhập khẩu ưu đãi 5% đối với cả hai mặt hàng AMF và ABF, áp dụng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2016 ban hành kèm theo thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16-11-2015.

Trước đó, 8 doanh nghiệp sữa đã có bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị xem xét việc truy thu hàng trăm tỉ đồng tiền thuế theo các quyết định mà cơ quan hải quan vừa ban hành. Theo đó, các doanh nghiệp sữa này nêu rõ, việc áp thuế không đúng của cơ quan hải quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN. Ước tính, nếu thay đổi mức thuế từ 5% ban đầu lên đến 15% thì số tiền truy thu sẽ và khoảng 700-1.000 tỷ đồng.

Cũng trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tài chính khẳng định, trên thực tế, cơ quan hải quan mới chỉ làm việc và tiến hành kiểm tra sau thông quan với các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng AMF chứ chưa ban hành quyết định ấn định thuế và thông báo truy thu thuế nhập khẩu như phản ánh của 8 doanh nghiệp tại đơn kiến nghị. Bên cạnh đó, trong thực tế, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì mã số 0405.90.10 chỉ chi tiết cho một mặt hàng là ABF, không phải là AMF như thông tin của doanh nghiệp tại đơn kiến nghị.

Lệ Thúy

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文