Tận dụng ưu đãi thuế, gia tăng xuất khẩu từ Hiệp định RCEP

08:45 28/05/2019
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) khi hoàn tất sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, trong đó bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu (XK) lớn của Việt Nam. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với doanh nghiệp (DN) Việt. Để đón đầu cơ hội từ Hiệp định RCEP, DN cần chủ động tìm hiểu nắm bắt cơ hội, tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP để thúc đẩy gia tăng XK.


RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký FTA (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) (FTA ASEAN +6). Đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối.

Mục tiêu của RCEP là tích hợp các FTA khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc (FTA ASEAN+) thành một hiệp định toàn diện để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.

Bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, với sự tham gia của 16 nước, khi hoàn tất và ký kết hiệp định, RCEP sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với thị trường 3,5 tỷ dân (chiếm 50% dân số thế giới), chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và khoảng 28% tổng kim ngạch thương mại thế giới.

RCEP khi hoàn tất đàm phán và ký kết sẽ mang lại những cơ hội lớn đối với nền kinh tế và DN Việt Nam.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính Phạm Tuấn Anh cho biết, Hiệp định RCEP sẽ có mức độ cam kết sâu rộng hơn với những tiến bộ đáng kể hơn với các FTA ASEAN+ hiện hành, trong khi ghi nhận sự phát triển khác nhau của các bên tham gia.

Điều đó tức là, ngoài việc hướng đến mức độ cam kết tự do hóa (tỷ lệ dòng thuế được xóa bỏ) cao hơn những FTA ASEAN+ hiện hành, hướng đàm phán về thuế quan trong RCEP cho phép mỗi quốc gia có thể có những biểu thuế khác nhau đối với các đối tác khác nhau của nước đó.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho biết, RCEP khi hoàn tất đàm phán và ký kết sẽ mang lại những cơ hội lớn đối với nền kinh tế và DN Việt Nam.

Theo đó, RCEP sẽ giúp DN Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực nhờ ưu đãi thuế quan sẽ được cải thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các DN dễ dàng khai thác lợi ích của các FTA đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực. Như vậy, RCEP giúp hài hòa các cam kết, quy định trong FTA ASEAN+ hiện nay, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và thuận lợi hóa thương mại.

Ngoài ra, RCEP giúp DN có thể giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất… Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, RCEP cũng mang lại không ít thách thức như sự khác biệt về yêu cầu chất lượng hàng hoá… Do vậy, để cạnh tranh được, hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của đối tác.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Quỳnh Nga cũng cho hay, hiện nay, đoàn đàm phán RCEP của Việt Nam vẫn đang tích cực tham vấn ý kiến cộng đồng DN, để làm cơ sở chỉnh sửa, bổ sung các nội dung đàm phán phù hợp, đem lại lợi ích tối đa cho DN trong nước.

Do đó, DN cần tích cực góp ý, trao đổi ý kiến với cơ quan chức năng về các vấn đề, lĩnh vực cụ thể mà DN quan tâm hoặc có lợi ích…, nhằm mục tiêu khi hoàn tất RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, hạn chế tác động bất lợi cho DN Việt. Vì vậy, các DN cần tích cực chuẩn bị để tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định RCEP, bằng cách tìm hiểu và nắm rõ bản chất các cam kết, xác định vị trí, lĩnh vực của DN mình sẽ chịu tác động.

Phan Đức

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文