Tìm đầu ra cho vựa muối lớn nhất ĐBSCL

10:16 07/10/2016
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, vụ muối năm 2015–2016, toàn tỉnh có 136.250 tấn muối (chủ yếu muối đen) tồn đọng trong dân. Đến nay, lượng muối tồn vẫn còn hơn 94.000 tấn. Để khắc phục thực trạng trên, ngành nông nghiệp Bạc Liêu đang quy hoạch lại vùng sản xuất muối.

Một phần diện tích sẽ được chuyển qua thực hiện các mô hình khác. Phần diện tích muối còn lại sẽ tập trung phát triển muối trải bạt (muối trắng), có bao tiêu sản phẩm.

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu có khoảng 2.500ha đất làm muối, tập trung chủ yếu ở huyện Đông Hải (hơn 1.900ha), huyện Hòa Bình và TP Bạc Liêu. Theo diêm dân tại huyện Đông Hải, năm nay “trúng” được mùa nắng tốt, thời gian mùa vụ kéo dài nên sản lượng muối cao. Vụ muối năm 2015 – 2016 đạt khoảng 60 tấn/ha (tăng 20 tấn/ha so với vụ trước). 

Tuy nhiên, giá muối năm nay giảm mạnh, có lúc chỉ còn 300đ/kg, cộng thêm việc khó tìm thương lái thu mua, nên lượng muối tồn đọng được bà con gom đóng lại ngay tại đồng. 

Ông Nguyễn Nhật Thành (ngụ ấp Doanh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải), cho biết: “Với giá muối năm nay, bà con diêm dân chúng tôi chết chắc”. 

Ông Thành là thành viên của HTX Diêm nghiệp Doanh Điền, sau hơn 5 tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì mỗi thành viên chỉ được chia 12 triệu đồng. “Ít hơn số tiền tôi đi làm công nhân” – ông Thành, chia sẻ. Gia đình bà Ba Tân (ấp Doanh Điền, xã Điền Hải) có 2,2ha đất làm muối. 

Dự án Kho dự trữ muối Quốc gia tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) vẫn đang im lìm.

Vụ rồi, gia đình bà thu hoạch được hơn 4.000 giạ muối, bán được hơn 40 triệu đồng, nhưng chi phí sản xuất thì đắt đỏ, chỉ thuê mỗi khâu vác muối lên bờ đã hết 30 triệu đồng. “Công sức vợ chồng, con cái tôi bỏ ra hơn 5 tháng trời, mà giờ không thu được đồng lãi nào cả. Không biết tới đây sống sao, khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là vụ muối mới lại vào vụ” – bà Tân cho biết.

Đi dọc theo các ấp Long Hà, Bờ Cảng, Gò Cát (xã Điền Hải), hàng loạt đống muối cao khoảng 2m, được che bằng mái lá dừa sơ sài nằm san sát ngay trên ruộng muối bạt ngàn. Riêng xã Điền Hải ước tính lượng muối còn tồn hơn 20.000 tấn. Nguyên nhân muối ế là do bà con hầu hết đều làm muối đen truyền thống. Trước đây, muối đen được các hãng sản suất nước đá, các tàu biển sử dụng ướp cá khi đánh bắt nay đã chuyển sang sử dụng muối trắng. 

Riêng mùa nước nổi, bà con miền Tây cũng góp phần tiêu thụ một lượng lớn muối đen cho bà con, nay lũ không về nên nhu cầu sử dụng muối đen cũng bị giảm mạnh. Trong khi đó, muối được tạm trữ cũng chỉ là muối trải bạt (muối trắng) chưa đến 100ha. Gần 2.000 tấn muối đen của diêm dân đang tiếp tục phơi nắng, phơi sương tại đồng nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.

Dự án Kho dự trữ muối Quốc gia (ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) là một trong 16 kho dự trữ được phê duyệt quy hoạch Kho muối dự trữ Quốc gia đến năm 2010 và 2020. Theo số liệu từ Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu, quy mô kho dự trữ gồm 9 kho đơn, tích lượng 1.000 tấn/kho (với tổng vốn đầu tư 38,367 tỷ đồng). 

Kho dự trữ muối trên được khởi công vào cuối năm 2012, do Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam làm chủ đầu tư. Tháng 4-2013, công trình hoàn thành phần móng thì ngưng thi công đến nay. Nguyên nhân là do thực hiện QĐ 162/QĐ-TTg ngày 15/1/2013, về việc chuyển giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia mặt hàng muối ăn từ Bộ NN&PTNT về Bộ Tài chính quản lý. 

Ông Huỳnh Thanh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu, cho biết: Vào tháng 9-2015, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ đã xuống làm việc và thống nhất sẽ tiếp tục hoàn thiện công trình đang dang dở trên. Chúng tôi cũng rất mong muốn kho được hoàn thành sớm để phục vụ cho công tác tạm trữ muối cho người dân. Tuy nhiên, chưa biết bao giờ dự án Kho dự trữ muối Quốc gia sẽ được khởi động lại”.

Trần Lĩnh

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.