Tình yêu Tổ quốc và sản phẩm Việt của Tân Hiệp Phát

08:05 01/07/2019
Hơn 30 năm sau Đổi mới, nền kinh tế quốc dân đã có những thay đổi sâu sắc, kinh tế tư nhân ngày càng giữ vai trò quan trọng, đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách. Trong đó, có những tên tuổi, thương hiệu nổi bật như Vingroup, Sungroup, FPT, Vietjet… Và đương nhiên không thể không nhắc đến Tân Hiệp Phát với hàng loạt sản phẩm đã từ lâu giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Có xuất phát điểm rất thấp, chỉ trong 25 năm, Tân Hiệp Phát “lớn bổng”, trở thành đối thủ cạnh tranh đám gờm của “người khổng lồ” Coca-Cola đã nổi danh khắp toàn cầu từ trăm năm qua.

 Dr Thanh và gia đình trong ngày ra mắt cuốn sách "Vượt lên người khổng lồ" của tác giả Trần Uyên Phương viết bằng tiếng Anh, do ForbesBooks xuất bản.

Gian nan khởi nghiệp

Nhớ lại những năm 1980, có một nhãn hiệu nước giải khát khá nổi tiếng với người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đó là “Nước khoáng Kim Bôi”. Nước khoáng Kim Bôi được đóng bằng chai thủy tinh màu xanh hình trụ tròn, hình thức đơn giản và không hề bắt mắt. Nhưng thời kì đó, thị trường cực kì dễ tính nên Nước khoáng Kim Bôi tha hồ tung hoành suốt một thời gian dài. Nước khoáng Kim Bôi có ga, vị ngọt đậm, khá hấp dẫn với hầu hết dân chúng thời bao cấp quen sống kham khổ và chưa hề được thưởng thức hương vị của những thức uống nổi tiếng thế giới sắp tràn vào Việt Nam.

Do thiếu những quy định của pháp luật về bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm, nên nhiều đơn vị, cá nhân đua nhau đứng ra sản xuất Nước khoáng Kim Bôi theo kiểu phong trào nhưng vẫn thu lợi lớn. Tuy nhiên, cũng vì thiếu tầm nhìn, thiếu người cầm trịch nên đầu năm 1990, khi những đại gia như Coca-Cola, Pepsi… tràn vào Việt Nam, “Nước khoáng Kim Bôi” nhanh chóng biến mất trên thị trường; để lại không ít nỗi buồn với nhà sản xuất và tiếc nuối với người tiêu dùng.

Năm 1994, Dr Thanh đã dốc toàn bộ vốn liếng để khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu nước giải khát thuần Việt.


Trong bối cảnh đó, năm 1994, có một kĩ sư ở Sài Gòn đã mạnh dạn, liều lĩnh dốc sạch vốn liếng vào tham vọng xây dựng thương hiệu nước giải khát thuần Việt. Đó là ông Trần Quí Thanh – Dr Thanh, vị Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện nay.

Nhớ lại thời khắc đó, chị Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát – Trưởng nữ của Dr Thanh tâm sự: “Năm 1994, sau khi thành lập, khó khăn muôn bề, nguồn lực thì hạn chế, ba tôi, một kỹ sư cơ khí, đã quyết định mua lại dây chuyền phế thải của Bia Sai Gòn để đem về tái sử dụng. 

Không một ai tin là ông có thể làm cho chiếc máy vận hành được.

Câu nói nổi tiếng của ba tôi với nhân viên Tân Hiệp Phát và những kĩ sư kỳ cựu của bia Sài Gòn thời bấy giờ là: "Có cái khung sườn còn tốt hơn là phải chế cái máy từ không có gì cả". 

“Sau 2 năm phục chế với tất cả sự sáng tạo và nhiệt huyết, dàn máy đã chạy được và đạt tới 80% công suất thiết kế. Sự khởi nghiệp của Tân Hiệp Phát với ngành công nghiệp sản xuất bia, nước giải khát diễn ra như vậy, với chi phí đầu tư thấp ở mức không thể thấp hơn” – Trần Uyên Phương nhớ lại.

Vạn sự khởi đầu nan là vậy. Tân Hiệp Phát đã khởi nghiệp cực kì gian nan, vốn liếng không nhiều, thiếu đủ mọi thứ nhưng từ người Thuyền trưởng Dr Thanh đến mỗi nhân viên đều cháy bỏng nhiệt huyết phải thành công, phải tạo dựng được thương hiệu, sản phẩm Made by Viet Nam.

 Nữ doanh nhân Trần Phương Uyên: "Năm 1994, sau khi thành lập, khó khăn muôn bề, nguồn lực thì hạn chế, ba tôi, một kỹ sư cơ khí đã quyết định mua lại dây chuyền phế thải của Bia Sai Gòn để đem về tái sử dụng. Không một ai tin là ông có thể làm cho chiếc máy vận hành được".


Nỗ lực “lớn bổng”

Sau 7 năm tham gia ngành sản xuất bia, năm 2001, Tân Hiệp Phát mở rộng sang nước uống không cồn. Thời bấy giờ, các nhãn hiệu Pepsi và Coca - Cola chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường. Vậy nhưng, một doanh nghiệp điạ phương, chưa hề có kinh nghiệm về mảng nước giai khát đã liều lĩnh - vững tin bước vào cuộc so tài. 

Phân tích bài học thất bại của các doanh nghiệp trong nước trước đó, Tân Hiệp Phát xác định muốn có cơ hội thành công, phải vươn lên bằng chất lượng sản phẩm, công nghệ, sản xuất và cả về marketing... 

Thời điểm năm 2001, thị trường nước giải khát đã có rất nhiều thương hiệu lớn tham gia. Và nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ cần làm 'nhái' các thương hiệu đó là đã có thể bán được hàng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn không làm sản phẩm đặt tên nhái. Thay vào đó là tạo ra sản phẩm chất lượng, có tên riêng, gắn với đó slogan ấn tượng “lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam” thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

 Tân Hiệp Phát đã trở thành một thương hiệu lớn, với những sản phẩm thức uống mang bản sắc Việt, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe.


Tập đoàn đã đầu tư lớn mua công nghệ hiện đại nhất thế giới, đầu tư mạnh cho R&D để phát triển sản phẩm phù hợp khẩu vị người Việt, thuê các công ty tư vấn hàng đầu thế giới làm marketing như Saatchi & Saatchi, O&M, Dentsu. Về công nghệ, từ cách đây 10 năm, Tân Hiệp Phát đã mua 10 dây chuyền công nghệ Aseptic trị giá lên tới 300 triệu USD của tập đoàn GEA. Với hệ thống sản xuất này, các sản phẩm được tạo ra trong điều kiện hoàn toàn vô trùng và vượt trội, với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Dây chuyền công nghệ vô trùng Aseptic là “trái tim” của các nhà máy. Được đánh giá là công nghệ của thế kỷ 21, Aseptic là một phức hợp các dây chuyền kết nối chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc ngăn chặn tuyệt đối vi khuẩn xâm nhập trong quá trình sản xuất, từ khâu chế biến nguyên liệu đến chiết rót, đóng nắp sản phẩm. Công nghệ này giúp Tân Hiệp Phát tạo ra sự khác biệt trên thị trường nước giải khát, với những thức uống có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Tâp Hiệp Phát mất 18 năm xây dựng thương hiệu Number One, 14 năm cho nhãn hàng Trà xanh 0 độ và 10 năm để có được nhãn hàng Trà Thảo mộc Dr Thanh. Đó là quá trình bền bỉ thể hiện sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo và khát vọng khẳng định sản phẩm uy tín thuần Việt.

Qua 18 năm, từ con số 0 lên 1 tỉ lít nước giải khát bán ra thị trường, Tân Hiệp Phát vươn lên chiếm thị phần lớn thứ hai Việt Nam. Đó là một kì tích, là sự “lớn bổng” như hậu duệ của Thánh Gióng trong lĩnh vực kinh tế; là niềm tự hào của người Việt.

Sau 25 năm khởi nghiệp, Dr Thanh và gia đình đã tạo dựng được thương hiệu Tân Hiệp Phát trị giá nhiều tỉ USD.


Tình yêu Tổ quốc và sản phẩm Việt

Không tự hào sao được, khi năm 2012, Tân Hiệp Phát sau nhiều trăn trở, đã quyết định từ chối lời đề nghị của “ông lớn” Coca-Cola mua lại thương hiệu với giá 2,5 tỉ USD!

Phó TGĐ Trần Uyên Phương chia sẻ: “Năm 2012, sau 9 tháng trao đổi và đàm phán với Coca Cola, Tân Hiệp phát quyết định từ chối lời đề nghị 2,5 tỷ đô, để tiếp tục hành trình xây dựng thương hiệu Việt. Nếu 25 năm trước, Tân Hiệp Phát không bắt đầu thì trên thị trường hiện nay cũng chỉ có Coca-Cola và Pepsi”.

Đương nhiên, có nhiều ý kiến về quyết định này, song chắc hẳn những người “cầm trịch” ở Tân Hiệp Phát đã mất nhiều đêm trắng để bàn luận, trăn trở, đấu tranh với chính mình trước khi đưa ra quyết định lịch sử. Trong những lí do, nhất định có tình yêu vô bờ với thương hiệu Tân Hiệp Phát, với các sản phẩm, nhãn hàng thuần Việt – Đó cũng chính là tình yêu Tổ quốc!

Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam

Năm 2018, Tân Hiệp Phát đứng thứ 89 trong top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam theo báo cáo của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).

Hoạt động xã hội từ thiện  

- Trong năm 2017, 2018, mỗi năm Tân Hiệp Phát đã thực hiện các chương trình, hoạt động xã hội. Trong đó nổi bật nhất như:

+ Chương trình Nhịp cầu ước mơ, xây cầu thép dây văng tặng người dân nghèo tại các tỉnh, thành miền tây.

+ Đồng hành với chương trình Lục Lạc Vàng, trao tặng hàng ngàn cặp bò cho bà con nghèo trên khắp đất nước kể từ năm 2014 đến 2018.

- Đồng hành cùng chương trình Về với yêu thương từ năm 2011 đến năm 2018.

-  Trong năm 2017, Tân Hiệp Phát đã trao tặng 8 máy lọc nước cho nhân dân vùng hạn mặn tại các tỉnh miền Tây, giải quyết về nhu cầu nước ngọt cho hàng trăm ngàn hộ gia đình vùng hạn mặn.

- Thường niên hàng năm tha gia cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, chăm sóc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp cho quỹ Chữ Thập đỏ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

- Năm 2017 đồng hành cùng Quỹ Tấm Lòng Việt giúp đỡ những học sinh nghèo qua chương trình tiếp sức đến trường, giúp đỡ gia đình các chiến sỹ biên phòng và bà con ngư dân phát vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế qua chương trình Biển Đảo Quê Hương, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế qua chương trình Về Quê, và giúp đỡ các em thiếu nhi bị bệnh tim qua chương trình Trái Tim Cho Em.


Sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã được xuất khẩu tới 20 quốc gia và vùng lãnh thổ

Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát hiện đang được xuất khẩu tới khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có thể kể tới như Canada, Úc, Hà Lan, Cộng Hòa Czech, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Afghanistan, Nepal, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan,….

Giữ bản sắc Việt trong mỗi sản phẩm  

Tân Hiệp Phát vẫn tiếp tục đi theo chiến lược phát triển và cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe mang bản sắc thức uống truyền thống Việt. Chiến lược này không chỉ phát huy kinh nghiệm, thế mạnh của Tân Hiệp Phát trong việc phát triển các sản phẩm thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe mà còn là sức mạnh cạnh tranh lớn nhất của Tân Hiệp Phát so với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời đáp ứng xu hướng, nhu cầu giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay.

An Khang

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文