VKS đề nghị chấp nhận yêu cầu Vinasun kiện Grab đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng

16:33 23/10/2018

Chiều 23-10, phiên toà xét xử lại vụ kiện “Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi (gọi tắt là Grab) tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát (VKS).


Theo VKS, về tố tụng, căn cứ Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự 2015, thì đây là tranh chấp bồi thuờng thiệt hại ngoài hợp đồng nên thuộc thẩm quyền của tòa án Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Đề án 24 không phải là đối tượng khởi kiện của vụ kiện này nên yêu cầu của Grab đề nghị toà đình chỉ vụ kiện luận là không có cơ sở nên không được chấp nhận. 

Đại diện VKS phát biểu quan điểm

Về yêu cầu của Grab, cần thiết triệu tập Bộ Giao thông vận tải, các doanh nghiệp cùng tham gia Đề án 24, đại diện công ty thẩm định Cửu Long, VKS cũng không chấp nhận vì cho rằng không cần thiết. VKS cũng không chấp nhận yêu cầu cần giám định lại thiệt hại của nguyên đơn như bị đơn yêu cầu.

Về nội dung, VKS cho rằng Grab không đơn thuần là đơn vị cung cấp công nghệ mà thực chất là một công ty kinh doanh vận tải taxi. Bởi Grab trực tiếp vận hành, điều xe, quy định giá cước, mức chiết khấu và quy định xử phạt đối với tài xế. Ngoài ra, Grab còn đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi trong đó có “chuyến xe 0 đồng”.

Đại diện nguyên đơn và bị đơn tại toà

Vì vậy, theo VKS, yêu cầu của Vinasun đòi bồi thường thiệt hại do lợi nhuận giảm xuất là hoàn toàn có cơ sở. Theo VKS, Grab đã không trung thực khi kê khai ngành nghề và có hành vi khuyến mãi không đúng quy định, hơn 70% khách hàng của Vinasun chuyển sang dùng Grab vì giá cước rẻ dẫn đến lợi nhuận của Vinasun liên tục giảm qua các năm.

Từ những nhận định như trên, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường một lần số tiền 41,2 tỷ đồng mà nguyên đơn thiệt hại. 

Nhận định đây là vụ án phức tạp cần có thời gian nghị án nên HĐXX tuyên bố sẽ nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào 14h ngày 29-10. 

A.Huy - Hồng Sơn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文