Vietcombank lọt Top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng của Nikkei

21:11 13/07/2019
Tạp chí Nikkei vừa công bố Bảng xếp hạng Asia300, cung cấp cái nhìn tổng quan về những doanh nghiệp đang hướng tới việc trở thành lực lượng thống trị trong thế kỷ 21.

Đây là danh sách độc quyền của Nikkei về các công ty lớn nhất và phát triển nhanh nhất từ ​các nền kinh tế trên khắp lục địa. Lựa chọn của Nikkei dựa trên vốn hóa thị trường, tiềm năng tăng trưởng và cân bằng địa lý. Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên mạng lưới các văn phòng của Nikkei trên khắp châu Á.

5 đại diện của Việt Nam gồm: Vietcombank, FPT, PetroVietnam, Vinamilk và Vingroup có mặt trong danh sách Asia300 của Nikkei.

Bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Nikkei đồng thời cũng công bố top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng này và có xếp thứ hạng. Nikkei cho biết: "Bảng xếp hạng cung cấp một chuẩn mực cho hiệu suất của các công ty lớn ở châu Á. Ngoài xếp hạng tổng thể, danh sách này còn phân tích năm chỉ số đã sử dụng để tính toán các bảng xếp hạng - tăng trưởng trung bình 5 năm về doanh thu và lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ của các cổ đông vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản". 

Danh sách top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất trong bảng xếp hạng của Nikkei

Ba doanh nghiệp Việt Nam lọt top 100 là Vinamilk - đứng vị trí thứ 25, Vietcombank - đứng thứ 54 và PetroVietnam, xếp thứ 84.

Năm 2018, Vietcombank được ghi nhận là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động với lợi nhuận hợp nhất đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2017. Các chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường chứng khoán, Vietcombank đã xuất sắc vươn lên trở thành nhà quán quân về lợi nhuận, xếp trên các tên tuổi lớn và trở thành ngân hàng Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất vượt 10 tỉ đô la Mỹ.

Trụ sở chính Vietcombank tại Thủ đô Hà Nội.

Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2018, Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019 với lợi nhuận trước thuế đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận hợp nhất đạt 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019. Vietcombank tiếp tục có giá trị vốn hóa lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết và vươn lên là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng.

PV

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文